Anh 'gàn' bán nhà đẹp, xe sang ở Hà Nội về quê bán sản vật nhà giàu để người nghèo cũng mua được

Mặc dù có nhà đẹp, xe sang ở Thủ đô Hà Nội, nhưng Nguyễn Khắc Huân (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn quyết định trở về quê lập nghiệp, chăn nuôi, chế biến và quảng bá sản vật nhung hươu nổi tiếng.

{keywords}
Chàng trai Nguyễn Khắc Huân về quê lập nghiệp, quảng bá sản vật nhung hươu.

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Khắc Huân (SN 1993, trú tại thôn Đông, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã trúng tuyển vào Đại học Bách khoa Đà Nẵng, ngành xây dựng cầu đường.

Do điều kiện gia đình khó khăn, Huân vừa đi học vừa tranh thủ làm gia sư, phục vụ nhà hàng, tiệc cưới để kiếm thêm thu nhập hỗ trợ việc học hành, sau đó rồi mở một quán nhỏ để bán nước chè và đặc sản kẹo cu đơ Hà Tĩnh. Công việc tuy vất vả nhưng đã giúp Huân có chút thu nhập để trang trải cuộc sống và tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Do cảm thấy không phù hợp với ngành nghề mà bản thân đang theo đuổi, nên sang năm thứ 2, Nguyễn Khắc Huân đã dừng việc học và chuyển ra Hà Nội lập nghiệp với hai bàn tay trắng.

Nói về nguyên nhân bỏ học dở chừng, Huân nhớ lại: “Hôm đó tôi đang bán hoa tươi thì nhận được tin cậu bạn thân ở Hà Nội qua đời. Bản thân chợt nghĩ cuộc đời này ngắn quá, nếu không làm những việc đam mê thì sẽ không có cơ hội. Chính điều đó khiến tôi quyết định nghỉ học”.

{keywords}
Thay vì mua cả cặp nhung thì những người nghèo cũng có cơ hội tiếp cận và sử dụng nhung hươu thông qua sản phẩm bột nhung hươu và cao xương hươu của công ty.

Nhờ những trải nghiệm ngắn ngủi nhưng rất quý báu tại Đà Nẵng, Huân đã ra chợ Đồng Xuân mua treo móc khóa có logo của các câu lạc bộ bóng đá rồi vào bán tại các quán cà phê ở Đà Nẵng, sau đó "mon men" sang kinh doanh thời trang như quần áo, kính mắt, đồng hồ.

“Do chưa có vốn nhiều nên tôi đến các quầy hàng trong chợ nhận nhập quần áo, lấy mẫu rồi lập hội nhóm đổ buôn quần áo từ Quảng Châu”, Huân chia sẻ.

Có một số vốn, năm 2015, Huân chuyển sang lĩnh vực Đông y, hoạt động ở Công ty Đông Nam dược, kinh doanh các sản phẩm về sức khỏe, phát triển thực phẩm chức năng. Đến năm 2019, Huân lại chuyển sang Dropshiping, bán hàng trên các trang mạng eBay và Amazon.

Sau 5 năm bươn chải tại Hà Nội, bằng sự nhanh nhạy của bản thân, năm 2018, Nguyễn Khắc Huân đã mua được chung cư cao cấp hơn 4 tỷ đồng, rồi cưới vợ. Sau đó anh còn tậu được xế hộp 1,7 tỷ đồng.

Mặc dù có nhà đẹp, xe sang và một cửa hàng thời trang trên phố ở Hà Nội, nhưng khát vọng quảng bá nhung hươu, nâng cao giá trị sản vật quê hương luôn âm ỉ cháy trong trái tim chàng trai trẻ.

{keywords}
Hiện tại, công ty đang nuôi 25 con hươu. Dự kiến cuối năm sẽ có tổng đàn khoảng 50 con, đến năm 2025 sẽ nuôi khoảng từ 1.000 đến 2.000 con hươu

Giữa năm 2021, khi dịch giã bùng phát, Huân về quê chơi và nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để chuyển về quê sinh sống, phát triển và quảng bá các sản vật từ nhung hươu của địa phương mình.

Ngay sau đó, anh đã quyết định bán toàn bộ nhà ở, cửa hàng để bắt tay vào xây dựng chuồng trại, mua sắm máy móc, thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung Hươu Việt, do anh làm giám đốc với 10 nhân sự tham gia.

Để sản phẩm nhung đạt năng suất cao, anh Huân đã lặn lội khắp trên địa bàn huyện Hương Sơn để tuyển chọn những con hươu nòi, có cặp sừng to về làm giống. Trong số hươu anh mua, có cặp lên đến 85 triệu đồng. Tổng chi phí đầu tư về giống, chuồng trại, nhà xưởng, máy móc lên đến 2,5 tỷ đồng.

{keywords}
Ngoài sản xuất chăn nuôi, Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung Hươu Việt còn liên kết với người dân thu gom nhung trên địa bàn và chế biến sâu các sản phẩm để làm thương mại

Anh Huân cho biết, hiện tại, công ty đang nuôi 25 con hươu (9 con đực và 16 con cái). Trong đó có 6 con hươu đực đã cho nhung, mỗi năm thu hoạch khoảng 16kg. Mỗi cặp hươu con (1 đực và 1 cái) tuổi đời từ 3 đến 5 tháng, trọng lượng từ 15 đến 20kg được người dân hỏi mua với giá 50 triệu đồng nhưng anh không bán, mà dành để tăng đàn. Anh chia sẻ tham vọng phát triển đàn hươu đến năm 2025 sẽ thuê thửa đất khoảng 5ha trở lên và nuôi khoảng từ 1.000 đến 2.000 con.

Ngoài sản xuất chăn nuôi, Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung Hươu Việt còn liên kết với người dân thu gom nhung trên địa bàn và chế biến sâu các sản phẩm để làm thương mại. Bằng dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế HACCP, công ty đã chế biến ra sản phẩm bột nhung hươu Việt Gold (dạng gói nhỏ rất tiện ích, có thể sử dụng ngay) và cao xương hươu Việt Gold đạt tiêu chuẩn đánh giá phân hạng OCOP 3 sao vào tháng 12/2021.

Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, công ty còn bán nhung tươi, nhung khô, nhung thái lát, nhung ngâm rượu, rượu huyết nhung... Tháng cuối năm 2021, công ty bán được gần 50 bình rượu sâm nhung thượng hạng.

{keywords}
Và đầu tư hệ thống máy đóng gói, máy xay và máy sấy khô. 

Trao đổi với PV Infonet, anh Nguyễn Khắc Huân, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung Hươu Việt chia sẻ: “Trước đây, những bậc vua chúa mới được dùng sâm, nhung, quế phụ. Ngày nay, tuy kinh tế phát triển nhưng nhung được bán theo cặp nên những người có điều kiện mới mua được. Nhưng thay vì mua cả cặp nhung thì giờ đây những người ít tiền, thu nhập thấp cũng có cơ hội tiếp cận và sử dụng nhung hươu thông qua sản phẩm bột nhung hươu và cao xương hươu do công ty sản xuất”.

Cũng theo anh Huân, nhung hươu có nhiều công dụng cho sức khỏe nên hiện công ty anh đang nghiên cứu chế biến các dòng này thành thực phẩm chức năng để xuất khẩu ra nước ngoài.

Chia sẻ về việc nhiều người cho rằng anh “gàn” khi rời bỏ Thủ đô để về quê lập nghiệp, Nguyễn Khắc Huân cho biết: “Hươu là sản phẩm kinh tế chủ lực của quê tôi, tuy nhiên người dân chưa thật sự yên tâm để đầu tư, phát triển chăn nuôi vì đầu ra không ổn định. Vì thế tôi muốn về quê để gần gia đình và tạo ra giá trị cho quê hương”.

Ông Hồ Phạm Tuân, Chủ tịch UBND xã Sơn Châu cho biết: “Sơn Châu là một trong những địa phương chăn nuôi hươu khá lâu trên địa bàn huyện Hương Sơn, và là xã có những cặp nhung to nằm tốp đầu của huyện. Toàn xã có 1.031 hộ dân thì có khoảng 700 hộ nuôi hươu với tổng đàn trên 2.100 con, bình quân mỗi năm thu được khoảng 1 tấn lộc nhung”.

“Nhung hươu Việt ra đời là một trong những mô hình khá hay của huyện và xã. Đây cũng là doanh nghiệp có ý tưởng táo bạo bởi họ bán nhà, bán cửa ngoài Hà Nội để về đầu tư phát triển quê hương, nhằm nâng cao giá trị của nhung hươu Hương Sơn”, ông Tuân nói thêm.

Cũng theo ông Tuân, khi nhung đến thời kỳ cắt, nếu gặp khách thì bán, còn không người dân chỉ cần gọi điện cho Nhung hươu Việt là có đội quân đến cắt và thu mua tại chỗ.

“Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cho hàng chục con em địa phương có công ăn việc làm, thu nhập bình quân mỗi người từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định, giúp bà con an tâm hơn trong việc phát triển chăn nuôi”, Chủ tịch UBND xã Sơn Châu phấn khởi nói.

Trần Hoàn

Hà Tĩnh: Vào vụ thu hoạch báu vật trăm tỷ giúp cả làng mua nhà, mua xe

Hà Tĩnh: Vào vụ thu hoạch báu vật trăm tỷ giúp cả làng mua nhà, mua xe

Hàng năm cứ vào mùa Xuân, ngay sau Tết, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại bước vào thu hoạch nhung hươu. Đây được xem là thời điểm tốt nhất đem lại cho các chủ nuôi khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm. 

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.

1 triệu ha lúa chất lượng cao thu 9 triệu tấn gạo: Chưa trồng đã đắt khách mua

Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL vẫn là đề án đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam. Khi hay tin nước ta sẽ có 9 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhiều quốc gia muốn đặt mua đơn hàng lớn.