Biến đồng hoang thành ruộng rươi đặc sản, thu hàng trăm triệu đồng

Thấy nhiều thửa ruộng bỏ hoang bên bờ sông Lam, Đinh Nho Quỳnh (SN 1984, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã đứng ra xin thầu lại, rồi đầu tư cải tạo thành cánh đồng rươi rộng lớn, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Cải tạo hàng héc ta ruộng hoang...

Năm 2015, sau nhiều lần đầu tư không hiệu quả, Đinh Nho Quỳnh (SN 1984, trú tại thôn Tiến Hòa, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đấu thầu một số ruộng hoang tại thôn Vĩnh Đại (xã Quang Vĩnh) để nuôi rươi đặc sản.

Đây là khu vực bãi bồi nằm bên bờ sông Lam, hàng năm vào mùa mưa lũ, con sông mang theo phù sa bồi đắp khiến cánh đồng ngày càng trở nên cao cạn. Nguồn nước tưới không đảm bảo, đồng ruộng khô hạn, năng suất cây lúa rất thấp.

Do diện tích nhỏ lẻ, manh mún, nước sông không thể lên đến ruộng, mỗi lần canh nước mất rất nhiều thời gian và công sức vì thế dần dần người dân bỏ hoang và trả lại cho xã.

{keywords}
Khoảng 19h, rươi bắt đầu xuất hiện và theo dòng nước chảy vào trong trủ

Nhận thấy đây là cơ hội hiếm có, Đinh Nho Quỳnh đã đứng ra thầu lại toàn bộ những thửa ruộng do người dân trả với tổng diện tích 2,5ha với tiền thuê đất 15 triệu đồng/năm.

Sau khi hoàn thành thủ tục, anh Quỳnh thuê máy móc tiến hành đào đất, hạ độ cao để lấy nước từ ngoài sông vào. Đồng thời, phá bỏ các bờ ruộng nhỏ, tạo thành thửa ruộng rộng lớn; đắp và gia cố lại bờ bao xung quanh không cho nước rò rỉ ra ngoài; bố trí một số cống dẫn nước vào ruộng khi thủy triều lên và cũng chính là chỗ để đơm rươi khi thủy triều rút.

Nhớ lại những ngày đầu bắt tay cải tạo ruộng hoang, Đinh Nho Quỳnh cho biết: “Do đam mê công việc nên phải cố làm, nhưng nhiều lúc cũng nản lắm. Phải mất nhiều tháng trời mới vận chuyển được hàng nghìn khối đất ra khỏi ruộng. Bên cạnh đó, còn phải đắp lại bờ bao cho chắc chắn, bố trí lại chỗ lấy nước, đơm rươi cho thuận tiện”.

{keywords}
Rươi được cho vào rổ thưa, rồi tự chui xuống chậu, còn ghét rác sẽ nằm lại trong rổ mà không phải nhặt.

“Do khối lượng công việc rất lớn nên cải tạo được chỗ nào thì tiến hành cấy lúa, nuôi rươi chỗ đó để lấy ngắn nuôi dài. Ban đầu thì hơi vất vả do ruộng mới được cải tạo nên rươi còn ít, sau này thì có đỡ hơn”, anh Quỳnh nói thêm.

Toàn bộ diện tích 2,5ha ruộng đấu thầu, Quỳnh chỉ trồng lúa vào vụ Đông Xuân, vừa có thêm thu nhập để trang trải chi phí, lại có chỗ cho rươi phát triển. Sau khi gặt hái xong, Quỳnh cho cày bừa nhiều lần để tạo độ mùn, làm cho đất tơi xốp, đồng thời bón thêm phân chuồng hoai để làm thức ăn cho rươi.

Nói về việc chọn nghề nuôi rươi, Quỳnh cho biết, rươi cho lợi nhuận rất cao, có bao nhiêu cũng bán được, không sợ ế. Thời gian làm việc không nhiều, công việc cũng khá nhẹ nhàng.

{keywords}
Rươi đầu mùa con to, đỏ hồng, bụ sữa và có giá trị dinh dưỡng cao

... thành nơi nuôi rươi đặc sản, thu nhập hàng trăm triệu đồng

Theo kinh nghiệm dân gian, rươi xuất hiện nhiều nhất là vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch. Đây là thời điểm mát mẻ để rươi sinh sản nên thường rất béo, đầy gạch, có giá trị dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên tại ruộng rươi của Đinh Nho Quỳnh, nhờ nằm gần bờ sông nên mỗi tháng 2 lần thủy triều đều dâng lên ngập ruộng (vào mùng 1 và 15 âm lịch). Dù đang mùa nắng nóng, thửa ruộng 2,5 ha của anh Quỳnh vẫn cho rươi đều đặn tuy không nhiều.

Trước thắc mắc của PV khi thấy mọi người mang theo đá lạnh, Đinh Nho Quỳnh giải thích: “Rươi ở dưới đất chui lên, nếu gặp thời tiết nóng thì rất dễ bị vỡ ruột và chết. Vì thế, muốn rươi tươi sống, sau khi bắt được phải cho vào thùng nước kèm đá lạnh để bảo quản”.

{keywords}
Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ cả đi lẫn về, Đinh Nho Quỳnh cùng bố vợ bắt được khoảng 40kg rơi.

“Đặc điểm của rươi là chỉ xuất hiện vào ban đêm (từ khoảng 19h đến 20h tối) và di chuyển theo dòng nước chảy. Vì thế, nếu thủy triều rút đúng vào thời điểm này thì chỉ cần đặt trủ (một loại dụng cụ được làm bằng lưới nhựa dày, có hình ống, nhỏ dần về phía sau) vào cống thoát nước, rươi sẽ theo đó mà ra”, anh Quỳnh thông tin thêm.

Cũng theo anh Quỳnh, do phụ thuộc vào tuần trăng nên thủy triều xuất hiện mỗi tháng một khác. Nếu con nước sinh sớm hơn thì phải theo dõi, đợi lúc nước cường (mực nước cao nhất - PV) thì đắp cống lại, giữ nước trong ruộng. Đợi đến lúc chập choạng tối (khoảng 19h) thì tháo nước để cho rươi theo ra.

“Nếu không giữ được con nước đúng thời điểm rươi lên thì coi như hỏng. Bởi khi nước rút thì rươi chưa xuất hiện, thời điểm rươi xuất hiện thì ruộng đã kiệt khô, không còn nước để theo ra nữa”, anh Quỳnh chia sẻ kinh nghiệm.

{keywords}
Người dân sau khi bắt rươi về thì nhập tại đây với giá 380.000 đồng/kg.

Theo anh Quỳnh, công việc đơm rươi không có gì vất vả, mỗi năm chỉ đơm 7 tháng (5 tháng cấy lúa, cày bừa), mỗi tháng chỉ có 6 ngày (2 con nước, mỗi con nước 3 ngày), mỗi ngày chỉ vài ba giờ. Ngày ít thì được 5kg, ngày nhiều nhất được gần một tạ. Bình quân mỗi năm được 6 đến 7 tạ rươi, tương đương khoảng 250 triệu đồng.

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ cả đi lẫn về, Quỳnh cùng bố vợ bắt được khoảng 40kg. Rươi đầu mùa con to, nhiều gạch, đỏ hồng, bụ sữa được nhập với giá 380.000 đồng/kg nhưng anh Quỳnh để làm quà biếu và phục vụ nhà hàng chứ không bán.

Thầy giáo khởi nghiệp trồng dưa lưới, lãi hơn trăm triệu đồng/năm

Thầy giáo khởi nghiệp trồng dưa lưới, lãi hơn trăm triệu đồng/năm

Ngoài nghề chính là dạy học, thầy giáo Nguyễn Hoàng Trang (Hà Tĩnh) đã trải qua rất nhiều công việc để kiếm thêm thu nhập. Gần đây thầy chuyển sang trồng dưa lưới, khởi đầu hướng đi mới, cho thu nhập ổn định.

Trần Hoàn

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.

1 triệu ha lúa chất lượng cao thu 9 triệu tấn gạo: Chưa trồng đã đắt khách mua

Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL vẫn là đề án đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam. Khi hay tin nước ta sẽ có 9 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhiều quốc gia muốn đặt mua đơn hàng lớn.

Khách sạn ồ ạt rao bán dù khách du lịch tăng cao

6 tháng đầu năm, mặc dù lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng trưởng ấn tượng nhưng các cơ sở lưu trú vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí khách sạn 4-5 sao tại các trung tâm du lịch còn bị rao bán hàng loạt.