Tập đoàn Nam Cường, bán hết biệt thự, chung cư, bỏ hoang đất hạ tầng, bệnh viện, xin gia hạn nhiều lần

“Ôm” đất vàng triển khai cả chục năm, bán nhiều chung cư, khu biệt thự, nhưng khu đô thị Dương Nội do Tập đoàn Nam Cường chủ đầu tư vẫn là bức tranh nham nhở, liên tục bị cơ quan chức năng nhắc nhở về tiến độ 

{keywords}
Được gia hạn nhiều lần vì chậm trễ tiến độ, dự án hàng nghìn tỷ của Nam Cường đến nay vẫn dang dở.

Sau chục năm triển khai, dự án khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty CP Tập đoàn Nam Cường (Tập đoàn Nam Cường) làm chủ đầu tư vẫn dang dở.

Mải xây chung cư, biệt thự để bán, những hạng mục công cộng bị chủ đầu tư Nam Cường 'bỏ quên. Bệnh viện quốc tế 500 giường nằm trong khu đô thị liên tục bị nhắc nhở tiến độ thực hiện, đã gia hạn nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Đây là một trong 3 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất. Hiện Tập đoàn Nam Cường đang xin điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

Cũng trong danh sách có 26 dự án mà Hà Nội đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chủ đầu tư chậm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, dự án khu đô thị mới (KĐTM) Dương Nội (phần đấu nối giao thông, đất xen kẹp và dải cây xanh) của Tập đoàn Nam Cường chậm tiến độ 24 tháng và đã được Hà Nội gia hạn đến quý 4/2020.

{keywords}
Bệnh viện quốc tế 500 giường nằm trong khu đô thị Dương Nội vẫn chỉ là bãi đất trống, trong khi nhiều biệt thự, chung cư đã được xây dựng và bán hết.

Theo tìm hiểu, dự án KĐTM Dương Nội được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt là 6 năm (từ năm 2008 – 2013).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án bị ảnh hưởng do công tác rà soát quy hoạch khoảng 42 tháng (3,5 năm) nên năm 2014, dự án được UBND TP Hà Nội gia hạn tiến độ thực hiện. Theo đó, tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành trước quý 4/2015, hạ tầng xã hội và các công trình khác hoàn thành vào quý 4/2017.

Đến năm 2018, dự án tiếp tục được gia hạn tiến độ thực hiện. Tiến độ thực hiện dự án KĐTM hoàn thành trước quý 4/2020, các công trình hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải bàn giao không bồi hoàn trước quý 4/2019.

Theo báo cáo của Hà Nội vào tháng 5 mới đây, kết quả kiểm tra hiện trạng của UBND TP Hà Nội cũng chỉ ra rằng, các ô đất ở dự án KĐT Dương Nội đã hoàn thiện 60/169 lô; các lô đất còn lại chủ đầu tư đang triển khai hoặc chưa thi công; các ô đất cây xanh, công trình công cộng chủ yếu là đất trống.

Trong một diễn biến liên quan đến dự án KĐTM này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng về việc kiểm tra đơn tố cáo vi phạm đất đai, xây dựng, thực hiện dự án trên địa bàn phường Dương Nội trong đó có dự án KĐTM Dương Nội.

Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư KĐTM Dương Nội khẩn trương thực hiện dứt điểm nghĩa vụ tài chính với số tiền hơn 606 tỷ đồng nghĩa vụ tài chính theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính hơn 606 tỷ đồng, theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, KTNN khu vực I đã thực hiện 3 cuộc kiểm toán liên quan đến KĐTM này.

UBND TP Hà Nội cho biết, đối với các kiến nghị tài chính về xử lý thu hồi ngân sách, chủ đầu tư đã thực hiện dứt điểm. Đối với kiến nghị xử lý tài chính khác với số tiền hơn 606 tỷ đồng, tháng 9/2019, UBND TP đã có văn bản giao Sở Tài chính đôn đốc các sở, ngành liên quan xử lý dứt điểm kiến nghị kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý vốn đầu tư dự án và có báo cáo kết quả thực hiện gửi KTNN khu vực I.

{keywords}
Nhiều công trình công cộng ở những lô đất trống tại khu đô thị sau cả chục năm vẫn chưa được xây dựng.

Cũng theo báo cáo của UBND TP Hà Nội: Do dự án có một số hạng mục chủ đầu tư mới tạm tính và chưa có hồ sơ dự toán, thiết kế, bản vẽ thi công… theo quy định, Tập đoàn Nam Cường và các Sở, ngành, đơn vị vẫn đang tiếp tục thực hiện nội dung này.

Bên cạnh yêu cầu thực hiện dứt điểm nghĩa vụ tài chính nêu trên, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Hà Nội tiếp tục kiểm tra, làm rõ các nội dung theo ý kiến của các Bộ Tài nguyên Môi tường (TN&MT), Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng liên quan đến tố cáo của công dân về vi phạm đất đai, xây dựng, thực hiện quy hoạch, thực hiện dự án trên địa bàn phường Dương Nội nói riêng và quận Hà Đông nói chung.

Tại dự án KĐTM Dương Nội, Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ việc xây dựng các trạm biến áp tại các ô đất theo quy hoạch là đất cây xanh và đất trường mẫu giáo có phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KĐTM Dương Nội đã được phê duyệt không.

Về vấn đề này, báo cáo của UBND Hà Nội nêu rõ, có 2/3 trạm biến áp xây dựng trên ô đất ký hiệu I-CX02 (đất cây xanh) và ô đất ký hiệu MG-03 (đất mẫu giáo), không phù hợp với quy hoạch đã được UBND tỉnh Hà Tây trước đây phê duyệt.

Vì vậy, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án xử lý theo quy định đối với 2 trạm biến áp xây dựng không đúng quy hoạch trên ô đất cây xanh, đất trường mẫu giáo.

Thực tế cho thấy, nhiều khu ‘đất vàng’ được quy hoạch làm KĐTM do Tập đoàn Nam Cường triển khai nhiều phần vẫn là bãi cỏ hoang, có dự án mới chỉ triển khai một phần rồi dừng.

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang có quy mô hơn 46ha nằm ngay nút giao ngã tư Tố Hữu - Lê Văn Lương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn ‘đắp chiếu’ cả chục năm nay.

Hay dự án KĐTM Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cũng nằm trong số dự án chậm tiến độ, xây dựng dở dang nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, gây lãng phí nguồn lực đất đai. 

Hay dự án khu đô thị Chương Mỹ tại Đông Sơn, Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ diện tích 5.673 ha chậm hoàn thành giải phóng mặt bằng và không còn phù hợp quy hoạch chung của thị trấn Chúc Sơn.

Bức tranh nham nhở tại các dự án KĐTM của Nam Cường chưa biết bao giờ mới được hoàn thiện?

Minh Thư

Thị trường bất động sản đang diễn biến 'lạ'

Thị trường bất động sản đang diễn biến 'lạ'

Có phân khúc im lìm suốt nhiều năm, nay bỗng đẩy giá lên, có nơi đất giao dịch ào ào, “chốt” bán 80% lượng hàng chỉ trong một tháng.... Thị trường bất ổn, người mua cũng hỗn loạn... trong bối cảnh đó người quyết mua cũng khá mệt mỏi, đau đầu

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.