Nhà giá rẻ dưới 1,5 tỷ đồng: Cắt 20-30% diện tích đất mỗi dự án mới là đủ làm

Ngoài việc phải dành 20% quỹ đất để làm nhà ở xã hội, chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị sẽ phải có 20-30% diện tích đất cho nhà ở thương mại giá thấp…

 

Với những cặp vợ chồng ở ngoại tỉnh, sinh sống và lập nghiệp ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... chưa có nhà ở đang vô cùng mừng trước thông tin Chính phủ giao Bộ Xây dựng xây dựng nghị quyết phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.

Theo đó, các dự án nhà ở thương mại giá thấp sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở của những đối tượng có thu nhập trung bình và không đủ điều kiện mua được nhà ở xã hội.

{keywords}
Các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị sẽ phải có 20-30% diện tích đất cho nhà ở thương mại giá rẻ.... (Ảnh: Minh Thư)

Chị Thu Hiền ở Đống Đa (Hà Nội) cho biết, khi thấy thông tin đại chúng nói về việc sắp có chính sách phát triển dự án nhà ở thương mại giá thấp, vợ chồng chị đã rất vui mừng khi tương lai sẽ mua được căn hộ giá rẻ dưới 1,5 tỷ đồng.

Theo chị Hiền, cả hai vợ chồng chị đều làm việc ở công ty tư nhân nên việc nộp hồ sơ tại các dự án nhà ở xã hội thường đạt điểm thấp, không đủ điều kiện được mua. Trong khi tìm hiểu các căn hộ ở các dự án ở Hà Nội thì mức giá quá cao, vợ chồng chị không đủ sức để vừa nuôi con, vừa trả tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng; rồi lại vừa trả lãi vay từ ngân hàng.

“Có lẽ không chỉ vợ chồng tôi mà nhiều gia đình khác chưa có nhà ở cũng đang rất kỳ vọng chính sách phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp sớm thành hiện thực” – Chị Hiền nói.

Bộ Xây dựng là cơ quan được Chính phủ giao xây dựng dự thảo nghị quyết khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ. Theo đó, nhiều vấn đề khó như vấn đề quỹ đất, vốn, chủ đầu tư… đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất.

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: Chính phủ chỉ đạo phải có giải pháp để phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhưng Luật hiện nay chưa có. Vì thế, Bộ Xây dựng phải nghiên cứu làm sao quan điểm báo cáo Chính phủ không được trái luật. Bộ Xây dựng đang tích cực tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách sớm trình Chính phủ.

Theo đó, ông Phấn cho hay, nội dung nghị quyết phải làm sao vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở thương mại giá thấp nhưng trong khuôn khổ pháp luật hiện nay. Muốn làm nhà ở thương mại giá rẻ thì phải có vốn, đất, trình tục thủ tục đầu tư.

Lãnh đạo Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, để có thể khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhà ở thương mại giá thấp, Chính phủ có quyền quy định phải có quỹ đất này. Do đó, trong quy hoạch về đất cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khu đô thị cũng như khu công nghiệp phải dành quỹ đất cho phát triển nhà ở thương mại giá thấp song hành với dành quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội.

“Ở dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị mà chủ đầu tư đang tập trung làm nhà thương mại cao cấp, chúng tôi cũng đề nghị ngoài việc dành 20% diện tích đất dành cho nhà ở xã hội đang áp dụng hiện nay thì cũng sẽ phải có 20-30% diện tích đất cho nhà ở thương mại giá thấp này thì mới có quỹ đất”, ông Phấn nói.

Về vấn đề vốn, chủ đầu tư phải có năng lực làm dự án, tuy nhiên để khuyến khích doanh nghiệp, ông Phấn cho biết, Bộ cũng đang đề xuất Chính phủ xem xét để cho những doanh nghiệp làm nhà ở thương mại giá thấp được vay vốn với mức ưu đãi, khoảng 7-8%.

“Ngoài việc xem xét chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực rồi thì cũng cần xem xét chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến trình dự án. Thủ tục hành chính phải rút ngắn tối đa. Chúng tôi cũng sẽ đưa vào cụ thể thời gian thẩm định dự án, thời gian lựa chọn chủ đầu tư, thời gian cấp phép xây dựng… để chủ đầu tư sớm khởi công dự án.

Vấn đề giải phóng mặt bằng thường kéo dài, theo quy định của Luật đất đai hiện nay các dự án nhà ở thương mại chủ đầu tư phải đứng ra giải phóng mặt bằng, nhà nước chỉ hỗ trợ. Vì thế, chúng tôi cũng kiến nghị nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng tương tự như dự án khu đô thị mới”, ông Phấn cho biết thêm.

Ông Phấn cũng cho biết, sẽ không quy định về lợi nhuận, lãi định mức như nhà ở xã hội nhưng nhà ở thương mại giá thấp phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng.

Để khắc phục vấn đề mở bán hàng chục lần nhưng vẫn không có người mua mà đã xảy ra ở những dự án nhà ở xã hội, ông Phấn cho rằng, nhu cầu về nhà ở là cần thiết nhưng phải kèm theo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… phải thuận lợi. Vì thế, khi triển khai thực hiện chủ đầu tư phải lựa chọn địa điểm, phải tính toán làm sao để khi dự án ra đời có giá thành hợp lý, căn hộ đảm bảo chất lượng, môi trường sống phải tốt, đặc biệt là vấn đề giao thông phải thuận lợi.

Minh Thư

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giao dịch giảm, giá nhà vẫn tăng!

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giao dịch giảm, giá nhà vẫn tăng!

Mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh khiến lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh đến 60%, điều này tưởng chừng giá nhà sẽ giảm theo. Song, thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy giá nhà nhiều nơi tăng mạnh. Vì sao lại có nghịch lý này?

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.