Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng

Bạn bè, người thân, hàng xóm tôi đều giục 30 tuổi phải có nhà để yên bề gia thất.

"Nếu một ngày nào đó, bạn nhận ra những ảo tưởng của thời mười tám đôi mươi bỗng dưng tan biến thì chào mừng bạn, bạn đã bước qua ngưỡng cửa 30 rồi đấy. 

Thay cho những giấc mơ về chàng hoàng tử cưỡi bạch mã đến đón ta và sau đó là một cuộc hôn nhân màu hồng, hay hoài bão đứng ra làm ăn, khởi nghiệp thành công và trở nên giàu có, là những hình ảnh vô cùng thực tế. 

Đó không hẳn là điều xấu, mà nói chính xác hơn lứa tuổi 30 là khoảng thời gian chúng ta sẽ dần có khả năng tiếp nhận chính xác hiện thực. Và đương nhiên ở lứa tuổi này, khái niệm “hạnh phúc” không còn là những điều ở trên mây nữa mà sẽ là những điều rất thực tế".

Tuổi 30 là phải mua nhà!

Những dòng trên được trích từ cuốn sách Tuổi 30 Hoài Bão của tác giả Ken Honda (dịch bởi Nguyễn Thanh Tâm). Tuổi 30 được xem như một dấu mốc gì đó rất quan trọng, rất kỳ lạ của mỗi con người. 

Mỗi khi nhắc đến nó thì ai nấy đều thấy rằng bản thân nên khác và phải khác đi so với phiên bản trước đó. Những mô phỏng về người tuổi 30 thường có mẫu số chung là chững chạc hơn, công việc ổn định, thu nhập tốt, có gia đình nhỏ (có vợ, chồng). Và quan trọng nhất, được nhiều người nghĩ tới nhất, là nhất định phải có một căn nhà riêng vào ngưỡng tuổi này.

Quan điểm 30 tuổi mua nhà dần dần trở thành một chuẩn mực xã hội. Thử Google cụm từ "30 tuổi mua nhà" cho ra đến hơn 146 triệu kết quả. Đây là một con số rất lớn chứng tỏ lượng bài bình luận về nó rất nhiều. Thậm chí, nhiều ý kiến tiêu cực tới mức rằng: 30 tuổi không có nhà nghĩa là kém cỏi (!?)

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng - Ảnh 1.

Nhiều người quyết tâm mua nhà bằng mọi giá, miễn trước 30 tuổi, dù tài chính còn rất hạn hẹp.

"Tôi tự hỏi, tại sao tuổi 30 lại áp lực đến vậy? 30 tuổi của tôi hiện tại không nhà, không xe, tài khoản tiết kiệm gần âm", lời than thở trích từ một bài viết trên báo cách đây chưa lâu. Tất cả những thứ gây áp lực đó chỉ toàn là vật chất.

Trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, sự phô bày bản thân trên mạng xã hội trở thành thói quen. Nhiều bài đăng về những người trẻ có nhà được tung hô rất nhiều. Chúng vô tình trở thành một định nghĩa mới về giá trị thành công trong cuộc sống. Người giỏi bị đồng hình, đồng dạng với người sở hữu nhà ở ngưỡng tuổi 30.

Xung quanh tôi cũng có những người bạn cuống cuồng, chạy đua với cột mốc cuộc đời tuổi 30 - mua nhà. Họ quyết tâm mua nhà bằng mọi giá, mua nhà ngay cả khi cái ăn hằng ngày còn chưa đủ dinh dưỡng. Họ lo nhiều lắm. Họ căng thẳng.

Nhớ có người bạn đánh liều vay phần lớn giá trị ngôi nhà từ ngân hàng, người thân, bạn bè. Phần tiền tích lũy của anh ấy chẳng có là bao. "30 rồi, phải mua nhà chứ!", câu trả lời khi tôi hỏi sao lại mua lúc còn khó khăn như vậy. Anh mua nhà vì sĩ diện với bạn bè cùng trang lứa: "Tụi nó mua nhà được thì mình cũng phải mua nhà được". 

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng - Ảnh 2.

Và họ sống trong lo lắng và hồi hộp khi nợ luôn treo trên đầu. Nếu có bất trắc thì buộc phải bán đi ngôi nhà ấy.

Mỗi ngày trên Facbook anh khoe mình sống hạnh phúc trong căn hộ thơm mùi sơn. Bạn bè trên không gian ảo tha hồ tung hô. Anh vui vì điều đó. Người bạn này chỉ nghĩ hạn hữu vậy thôi nhưng đến mỗi tháng các khoản tiền nợ bị treo trên đầu khiến anh ăn ngủ không yên. Căng thẳng khiến chàng trai chưa có vợ nhưng quyết tâm mua nhà từng phải tìm gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ.

Căng thẳng trở nên nặng nề hơn khi công việc chính, mang lại 20 triệu đồng/tháng, của anh bị ngưng trệ do tình hình công ty kinh doanh khó khăn. Rơi vào tình cảnh không việc làm, không tiền, nợ thì treo lửng lơ trên đầu, anh quyết định quyết định rao bán "ngôi nhà đầu tiên" khi còn chưa kịp cầm trên tay cuốn sổ nhà in tên mình.

Tuổi 30 không thèm mua nhà

"Khi nào mua nhà?" cũng là câu hỏi gây ám ảnh khác từ những người xung quanh với các chàng trai cô gái chập chững bước vào tuổi chín của cuộc đời. Người biết trả lời thì không sao. Người không biết lại thấy áp lực và tự trách bản thân.

Cuộc đời này cho chúng ta rất nhiều lựa chọn. Chỉ tiếc là từ nhỏ chúng ta đã để người lớn lựa chọn thay quá nhiều. Những ngôi trường đầu đời, thầy cô, bác sĩ chăm sóc sức khỏe... đầu tiên đều không phải do chúng ta chọn lựa. Sự lựa chọn ấy nằm trong tay ba mẹ hoặc từ những người khác. Dần dần chúng ta bị lụy theo, mất đi tính tự chọn cho cuộc sống cá nhân. 

Hành động mua nhà là một trường hợp điển hình. Mọi người xung quanh nghĩ cần mua nhà nên bản thân cũng cho rằng cần mua nhà. Thực chất bạn có cần mua nhà hay chưa chỉ có mình bạn biết.

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng - Ảnh 3.

Nhiều người quyết tâm mua nhà bằng mọi giá, miễn trước 30 tuổi, dù tài chính còn rất hạn hẹp.

Tuổi 30 không thèm mua nhà mà chọn một cuộc sống tự do đang được nhiều lựa chọn. Họ sẵn sàng thuê nhà, sống bất định. Tháng này ở một nơi, tháng sau chuyển sang nơi khác. Thậm chí là có khoảng thời gian sống ngoài nước.

Quan điểm 30 tuổi phải có nhà tồn tại rất nhiều năm và chắc chắn vẫn tồn tại thêm nhiều năm nữa. Nó cứ ở yên đó như một sự lựa chọn. Sự lựa chọn cần rất nhiều cân nhắc liên quan đến tài chính và sự đánh đổi (nếu có). 

Bạn có chấp nhận để có tiền trả nợ nhà thì phải từ bỏ những chuyến đi, không dám thôi không ăn những món ăn ngon. Từ bỏ những thứ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc và ở trong một ngôi nhà khép kín với 4 bức tương chán ngắt.

Cách chi tiêu tằn tiện 'khó ai theo được' giúp cô gái 24 tuổi có tiền mua nhà trong 4 năm

Cách chi tiêu tằn tiện 'khó ai theo được' giúp cô gái 24 tuổi có tiền mua nhà trong 4 năm

Để có tiền mua nhà trong 4 năm, cô gái 24 tuổi thực hiện cách chi tiêu tằn tiện "khó ai theo được". 

Theo Nhịp sống kinh tế

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.