Hà Nội: Dự án 'đắp chiếu' gần thập kỷ, Tổng giám đốc mất hút

Bỏ hàng trăm triệu đồng mua nhà từ gần chục năm nay, nhưng đến giờ nhiều người mua nhà tại dự án Sky Garden Towers ở phố Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) vô cùng bế tắc khi chẳng biết tìm ai để đòi nhà, đòi tiền.

{keywords}
Dự án Sky Garden Towers ở phố Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đắp chiếu nhiều năm nay.

Từ năm 2012, nhiều người mua nhà đã cố gắng tích cóp, vay mượn để có tiền đóng cho chủ đầu tư và chờ đợi sau thời gian cam kết họ sẽ có được “chốn an cư”.

Thế nhưng, thời gian chờ đợi thay vì một, hai năm, đến nay đã gần chục năm nhà mãi chưa xây xong, tiền cũng chẳng biết đòi ai.

Dự án tổ hợp thương mại, văn phòng, căn hộ Sky Garden Towers do Công ty TNHH Định Công (Thành viên Vân Thái Group) làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện khoa công nghệ tàu thủy và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin góp vốn).

{keywords}
Bên ngoài cổng dự án vẫn khóa chặt.

Theo đó, nhiều khách hàng cũng đã tham gia góp vốn để được quyền mua căn hộ tại dự án từ những năm 2012 và được hứa hẹn nhận nhà vào tháng 6/2014.

Đã hơn nửa thập kỷ kể từ thời hạn chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà, hiện tại dự án vẫn trong tình trạng "đắp chiếu" khi chỉ mới đổ khung tầng 7 trên tổng số 28 tầng.

Quan sát của PV Infonet tại dự án cho thấy, hiện tại gỉ sắt bám thành từng mảng ở các thanh sắt chờ, công trường hoang tàn, không một bóng người, không có ai chăm nom bảo vệ dự án. Cánh cổng dự án vẫn khóa chặt, bên trong nhiều chỗ cỏ mọc um tùm…

{keywords}
Bên trong là cảnh công trường hoang tàn, không người trông nom.

Trong khi đó, người mua nhà đã đóng 40% giá trị căn hộ, có người còn đóng nhiều hơn; trung bình khoảng từ 500 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng. Điều đáng lo lắng là từ tháng 3/2014 đến nay họ không thể liên lạc được với vị Tổng giám đốc Công ty Định Công.

Chia sẻ với PV Infonet, anh Nguyễn Trung Kiên – một khách hàng mua căn hộ 89m2 tại dự án cho biết, gia đình anh ký hợp đồng mua căn hộ tại Sky Garden Towers từ năm 2013 và đã đóng số tiền hơn 500 triệu đồng.

“Theo hợp đồng, đã quá hạn bàn giao nhà gần 7 năm nay nhưng chủ đầu tư không có một lời giải thích với khách hàng. Thậm chí đến giờ, người mua nhà như anh còn không biết tìm ai để liên hệ khi nhân viên bán hàng và lãnh đạo cũ đã nghỉ hết”, anh Kiên cho hay.

Đáng nói hơn, nhiều khách hàng phải đi vay tiền từ ngân hàng để đóng tiền mua nhà tại dự án theo tiến độ chủ đầu tư đưa ra. Nhiều năm qua, dự án “đắp chiếu”, nhưng khách vẫn phải còng lưng gánh các khoản tiền lãi và gốc trả cho ngân hàng hàng tháng. "Lúc ký hợp đồng mua nhà hy vọng bao nhiêu thì bây giờ lại thấy ê chề bấy nhiêu", khách hàng ngán ngẩm.

{keywords}
Sắt thép hoen gỉ, dự án "chết yểu", người mua nhà hiện giờ chẳng biết tìm ai để đòi nhà.

Thời gian qua, TP Hà Nội cũng đã triển khai nhiều biện pháp mạnh tay đối với những dự án “treo”, bỏ hoang ở nhiều quận, huyện. Thực tế, ngoài việc đất bị bỏ hoang, tại một số dự án cũng xuất hiện tình trạng chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, dẫn đến nhiều tranh chấp, gây mất trật tự, văn minh đô thị.

Theo Luật Đất đai 2013, các dự án chậm tiến độ sẽ được gia hạn thêm 24 tháng. Trong thời gian gia hạn, nếu doanh nghiệp không triển khai được dự án, cũng không tự thanh lý được tài sản, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi dự án mà không phải bồi thường thiệt hại, hay bồi thường tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp. Những năm qua, không ít dự án đã được các cơ quan chức năng của Hà Nội kiến nghị thu hồi, chuyển chủ đầu tư.

Giờ đây, người mua nhà tại dự án Sky Garden Towers cũng chỉ mong được các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để dự án có thể được xem xét chuyển đổi chủ đầu tư và có thể triển khai xây dựng để người dân sớm có chốn an cư.

Minh Thư

Loạt chung cư tái định cư “bỏ hoang” giữa Hà Nội nhiều năm, ai nhìn cũng xót xa

Loạt chung cư tái định cư “bỏ hoang” giữa Hà Nội nhiều năm, ai nhìn cũng xót xa

Trong khi rất nhiều người có tiền tỷ không mua nổi nhà tại Hà Nội, nhiều tòa nhà tái định cư đã xây dựng nhiều năm nay lại bỏ hoang phế, xuống cấp, có nơi bị biến thành điểm tập kết rác thải…ai nhìn cũng thấy xót xa.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.