Đất thờ tự không thuộc về sở hữu cá nhân

Đất thờ tự (nhà thờ họ, am, miếu, từ đường...) được pháp luật cho phép cá nhân thay mặt đại diện tập thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, cá nhân đứng tên không có quyền phân chia tài sản chung này.

Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) truyên truyền pháp luật về đất đai cho người dân xã Phú Thạnh (H.Nhơn Trạch)
Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) truyên truyền pháp luật về đất đai cho người dân xã Phú Thạnh (H.Nhơn Trạch)

Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai) cho hay, theo quy định việc đứng tên này chỉ là đại diện cho tập thể hoặc một nhóm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, khi phát sinh tranh chấp nếu các bên không tự thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa để được giải quyết.

* Của tập thể để cá nhân đứng tên

Bà N.T.P. (ngụ P.An Hòa, TP Biên Hòa) trình bày, chị ruột của bà là bà P.T.T. đại diện cho nhóm phật tử đứng tên chủ sở hữu QSDĐ khu thờ tự tại P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) có diện tích trên 259m2. Sau khi chị của bà mất để lại di nguyện giao cho bà quản lý nơi thờ tự với sự chứng kiến và đồng thuận của những người cùng góp sức, vật chất để tạo lập nơi thờ tự này. Nay 2 người con của bà T. đòi quyền thừa kế khu đất này dẫn đến tranh chấp.

Còn ông H.V. K. (ngụ xã Sông Trầu, H.Trảng Bom) thắc mắc, khi cha mẹ ông mất có để lại cho ông trông coi mảnh đất rộng 150m2. Theo ý nguyện của cha mẹ ông khi còn sống (không lập di chúc chỉ nói miệng với ông), khu đất này dành để lập từ đường thờ cúng ông bà. Nay ông làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ khu đất trên (do ông đại diện đứng tên) nhưng các em của ông không đồng ý, đòi phân chia thừa kế.

Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) cho hay, chủ sở hữu đất hương hỏa có thể là cá nhân hoặc một nhóm người tùy thuộc vào di chúc hoặc sự thống nhất của những người thừa kế. Việc tranh chấp đất hương hỏa do người lập di chúc để lại thì đất hương hỏa đó sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 645, Bộ luật Dân sự năm 2015 (di sản dùng vào việc thờ cúng). Nếu đất hương hỏa là do những người thừa kế thống nhất phân chia thì thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 623, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức phân tích, tại Điều 100, Luật Đất đai năm 2013 quy định, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, tại Điều 211, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định, sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Luật sư Đức nhấn mạnh, căn cứ vào quy định trên thì nơi thờ tự theo phản ảnh của bà T. thuộc sở hữu chung của cộng đồng, bà T. chỉ là người đại diện cho nhóm phật tử đứng tên trong giấy chứng nhận QSSĐ, chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân bà. Do đó, các con của bà không có quyền đòi phân chia tài sản chung của cộng đồng khi bà mất.

Riêng trường hợp của ông K., ông hoặc các thành viên trong gia đình được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ khu đất dành lập từ đường theo đúng ý nguyện của cha mẹ còn sống hoặc có quyền yêu cầu phân chia tài sản này nếu các thành viên trong gia đình thống nhất phân chia hoặc cử người đại diện đứng ra quản lý khu đất này.

* Di sản dùng vào việc thờ cúng ai quản lý?

Trong trường hợp, chủ sở hữu tài sản trước khi mất có lập di chúc tài sản phải dùng vào việc thờ cúng thì về nguyên tắc sẽ không phân chia theo quy định tại Điều 645, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật sư Ngô Văn Định, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh phân tích, theo Điều 645, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

“Riêng trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật” - luật sư Định nói.

Cụ thể như trường hợp của ông L.V.M. (ngụ xã Phú Thanh, H.Tân Phú), theo di chúc của cha mẹ ông để lại thể hiện, khu đất 100m2 dành vào việc thờ cúng, làm từ đường nên pháp luật không cho phép thực hiện phân chia theo thừa kế. Chỉ trừ trường hợp, toàn bộ di sản của cha mẹ ông khi chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản khi còn sống thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo Đoàn Phú/báo Đồng Nai

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.