Đơn vị đầu tiên ứng dụng AI trong điều trị đột quỵ

Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ là Bệnh viện chuyên khoa, khám và điều trị xử lý cấp cứu, can thiệp đột qụy, tim mạch kỹ thuật cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

Ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến

TS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ) cho biết với mục tiêu góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại Cần Thơ và các tỉnh Miền Tây cũng như các nước bạn lân cận.

Đặc biệt, bệnh viện sẽ là nơi góp phần nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa đột quỵ, đào tạo chuyên sâu về can thiệp nội mạch DSA".

TS Cường cho biết theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2016 có khoảng 15,2 triệu người tử vong vì bệnh đột quỵ và tim mạch trên toàn thế giới, và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hơn cả bệnh ung thư. Đáng lo ngại hơn con số tử vong này đang gia tăng mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển và có độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh rất thường gặp, theo hội đột quỵ Hoa Kỳ khoảng 20% dân số có nguy cơ hoặc sẽ bị đột quỵ trong cuộc đời, đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 1 trên toàn thế giới.

Theo thống kê của Bộ Y Tế: nước ta hàng năm có 200.000 bệnh nhân đột quỵ. Bệnh nhân đột quỵ luôn chiếm trung bình khoảng 10% số giường bệnh nội trú tại các bệnh viện lớn, và luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân bệnh đột quỵ.

Tại BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ hàng năm tiếp nhận khám và điều trị hơn 40.000 trường hợp và cấp cứu hơn 3000 trường đột quỵ cấp.

Để cứu sống những trường hợp đột quỵ nặng ngoài điều kiện cần là bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, thuốc vật tư y tế giường bệnh đầy đủ, chúng ta phải cần đến những máy móc hiện đại công nghệ cao như máy DSA can thiệp điều trị bệnh từ trong lòng mạch máu, đặc biệt là không thể thiếu những dụng cụ công nghệ cao (Stent, Coils ống hút huyết khối..) và điều quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả dự hậu của bệnh nhân là yếu tố thời gian từ khi khởi phát triệu chứng cho đến khi bệnh nhân tiếp cận được phương pháp điều trị phù hợp.

Khoảng thời gian này càng ngắn hiệu quả điều trị càng cao và tốt nhất là trước 4,5 giờ với tắc mạch nhỏ, trước 6 giờ với tắc mạch lớn và đây cũng được định nghĩa là khoảng thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ.

Chi phí điều trị đột quỵ rất cao và là gánh nặng cho người thân, gia đình, xạ hội

Tại Mỹ trung bình hàng năm chi phí điều trị đột quỵ là 46 tỷ USD

Tại Việt Nam ước tính chi phí này không dưới 10 tỷ USD nhưng vẫn không thể bù đắp được những mất mát về người do đột quỵ gây ra….

TS Cường cho biết hiện nay bệnh viện là nơi đầu tiên đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào điều trị đột quỵ.

Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial intelligence) là những ứng dụng công nghệ mô phỏng theo khả năng phân tích xử lý của con người. Giúp con người so sánh, lựa chọn ra những khả năng có thể xảy trên cơ sở tính toán từ nguồn dữ liệu đầu vào từ đó giúp chúng ta có định hướng xử lý tình huống nhanh hơn hay cụ thể hơn.

{keywords}
TS Trần Chí Cường 

Trong điều trị đột quỵ việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay chủ yếu trong chẩn đoán: cụ thể như phần mềm RAPID khi chụp CT, MRI cho một trường hợp đột quỵ thì máy có thể tính toán ra thể tích vùng não bị nhồi máu, vùng não nào đã tổn thương nặng khó hồi phục, vùng nào đang thiếu máu còn có thể cứu được với thể tích là bao nhiêu, tỉ lệ của vùng thiếu máu và nhồi máu… từ đó giúp bác sĩ ra quyết định điều trị và dự đoán được phần nào khả năng phục hồi của bệnh nhân sau điều trị.

Đặc biệt, TS Cường cho biết với hệ thống máy móc công nghệ hiện đại tại BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ còn định vị được vị trí giải phẫu, vùng chức năng bị tổn thương, với thể tích là bao nhiêu, mạch máu nào bị tổn hại, lớn hay nhỏ… giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp khá dễ dàng.

Tuy nhiên trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được bác sĩ bởi vì định hướng ra quyết định điều trị và kết quả điều trị còn tùy thuộc nhiều vào thực tế lâm sàng từng bệnh nhân, các bệnh khác phối hợp, cơ địa khác nhau của từng người…        

Tăng cường liên kết khoa học

Trong tương lai bệnh viện sẽ phát triển những kỹ thuật điều trị ít xâm lấn trong thần kinh học chuyên sâu: sử dụng hệ thống AI định vị không gian 3 chiều trong phẫu thuật đột quỵ, u não, cột sống, trong điều trị Parkinson…TS Cường cho biết bệnh viện là một trong những đơn vị tiềm năng phát triển và luôn có nhu cầu phát triển về khoa học kỹ thuật như đúng định hướng bệnh viện đưa ra đó là ứng dụng công nghệ cao.

Theo TS Cường bệnh viện vẫn liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học. Việc liên kết giữa các tổ chức khoa học với bệnh viện sẽ có tác dụng tương trợ nhau, cùng nhau phát triển. Các tổ chức khoa học giúp bệnh viện phát triển phù hợp và có cơ sở khoa học, không bị lạc hậu. Ngược lại, bệnh viện giúp các tổ chức khoa học, các nhà khoa học kiểm định lại các nghiên cứu khoa học khi ứng dụng vào thực tế và phát minh những ứng dụng mới trên cơ sở khắc phục chỉnh sửa những cái không phù hợp với thực tế.   

 Phương Thúy 

 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !