Thị trường bất động sản nhiễu loạn: Sốt đất thật ít, “sốt ảo” nhiều

Những năm gần đây, thị trường bất động sản tại nhiều tỉnh, thành phía Nam liên tục tăng “chóng mặt”, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, “sốt” thật thì ít, “sốt” ảo thì nhiều, khiến thị trường nhiễu loạn.

Giá đất tăng nóng

Những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản một số khu vực như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Hà Tĩnh, Bình Phước,... biên độ tăng “nóng” về giá bán liên tục theo chiều hướng dựng đứng.

Lợi dụng thông tin các địa phương điều chỉnh quy hoạch, “cò” đất ồ ạt đẩy giá trị các khu đất lên cao, thậm chí đất nông nghiệp, đất nằm trong diện quy hoạch… cũng được rao bán với giá “trên trời”. Việc tăng giá đất hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều năm qua, sau mỗi cơn “sốt đất”, một bộ phận nhà đầu tư giàu lên nhờ mua sớm bán nhanh, nhưng cũng có không ít người không kiếm được đầu ra sản phẩm.

Anh Thành - một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết: “Tôi mua 2 nền đất tại một dự án ở Bắc Giang vào đầu năm 2021, mỗi nền khoảng 100m2 với mức giá 1,5 tỷ đồng/lô. Đến gần cuối năm 2021, tôi chuyển nhượng lại lời mỗi nền 400 triệu đồng”.

Tuy nhiên, cũng tại khu vực này, một nhà đầu cơ khác là anh Nguyễn Thành Văn lại kém may mắn. Anh Văn cho biết, cuối năm 2021, anh mua một mảnh đất với giá 2,3 tỷ đồng, diện tích 100m2, nghĩ giá đất đang tăng, sẽ chốt lời sớm, nhưng 4 tháng qua, anh rao bán, thậm chí nhờ nhân viên môi giới bán lại với giá gốc nhưng vẫn không ra được hàng.

Thị trường bất động sản nhiễu loạn: sốt đất thật ít, “sốt ảo” nhiều - Ảnh 1.
 

“Tưởng rằng đang trong lúc bất động sản tăng nóng việc chốt cũng sẽ dễ hơn. Nhưng thực tế, thời gian qua tôi đã nhờ nhiều môi giới nhưng vẫn không thể bán được mảnh đất đó. Một số người khu vực này vẫn có thể bán được nhưng lượng giao dịch theo tôi quan sát cũng khá ít, việc mua bán như hên xui”, anh Văn chia sẻ.

Trước việc mua ngọn bán đáy sản phẩm bất động sản, anh Nguyễn Văn Hải - nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội cho rằng, hiện nay, giá bất động sản ở một số địa phương còn nhiều bất cập, quá cao so với giá trị thực tế. Điều này không phải quy luật của kinh tế thị trường mà là sự thao túng nhằm trục lợi của một bộ phận. 

Chẳng hạn, trước thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch, hạ tầng xã hội hay địa phương từ huyện lên quận, hay huyện sắp lên thị trấn... là giới “cò” đất, một số doanh nghiệp làm ăn bất minh thay nhau “thổi” giá đất, cho nhân viên diễn cảnh mua bán nhộn nhịp để thu hút những nhà đầu cơ nhẹ dạ cả tin.

Mạnh tay siết tung tin đồn “thổi” giá

Trước việc thị trường bất động sản nhiễu loạn, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nên đánh thuế chuyển nhượng cao, nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong vài năm đầu khi chuyển nhượng. Đồng thời, Nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng. Ngoài ra, cần thiết phải xử lý nghiêm các tổ chức có dấu hiệu tiếp tay, các “đầu nậu”, “cò” đất tung tin, đồn nhảm để trục lợi.

Thị trường bất động sản nhiễu loạn: sốt đất thật ít, “sốt ảo” nhiều - Ảnh 2.
 

“Để hạn chế, ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo”, chính quyền cần minh bạch, công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..., tránh trường hợp ém nhẹm thông tin rồi đưa không đúng lúc, tạo cơ hội cho đối tượng đầu cơ trục lợi thông tin, kiểu như xem thông tin quy hoạch là thông tin ngầm. Vấn đề minh bạch thông tin là cốt lõi để tạo ra một thị trường bất động sản minh bạch. Khi mọi thứ minh bạch thì hiện tượng sốt ảo, sốt giả tạo sẽ khó có môi trường để hình thành” - ông Châu phân tích.

Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam nhận định, câu chuyện “sốt” đất vẫn là câu chuyện dài, rất khó chấm dứt trong một sớm một chiều và nó là lực cản cho sự phát triển của đất nước.

Do đó, hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay cần phải có những biện pháp quyết liệt và triệt để hơn nhằm ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để không bị dao động bởi những thông tin không đầy đủ. 

Ngoài ra, có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng với thuế suất cao nhằm triệt tiêu ý chí “găm giữ” đất và để chống đầu cơ đất đai, tạo ra sốt đất.

Đại gia bất động sản bị bắt, giá bất động sản sắp đi xuống?

Đại gia bất động sản bị bắt, giá bất động sản sắp đi xuống?

Theo nhận định của chuyên gia, khoảng 2-3 tháng tới, thị trường bất động sản sẽ có sự điều chỉnh lại; giá bất động sản cũng sẽ đứng lại và đi xuống từ từ....

Theo CafeF

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.