Thí sinh phản ánh 'từ đỗ trở thành trượt' đại học: Bộ GD&ĐT nói gì?

Bộ GD&ĐT đã khắc phục xong lỗi hiển thị trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung nên sẽ không có chuyện thí sinh từ đỗ trở thành trượt đại học. Bản chất việc thí sinh phản ánh là vì có trường thực hiện việc xét tuyển không đúng thứ tự nguyện vọng

Thừa điểm đỗ đại học nhưng vẫn bị báo trượt là câu chuyện của nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay.

Cụ thể, thí sinh Hồ Thị B.N (quê An Giang) cho biết đã đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Văn hoá TP.HCM với 4 nguyện vọng (NV) bằng cả điểm học bạ lẫn điểm thi tốt nghiệp THPT.

Dù đăng ký tới 4 nguyện vọng vào Trường Đại học Văn hoá TPHCM nhưng thí sinh B.N chỉ được trả về 1 kết quả.

“Em đặt NV1 xét học bạ vào ngành Văn hoá học, chuyên ngành Truyền thông Văn hoá, điểm học bạ của em là 27,35. Trong khi đó, điểm chuẩn chỉ có 25,5. Nhưng sau khi có kết quả, em lên hệ thống tra cứu thì không đỗ NV1 mà hiển thị đỗ NV4 xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Nguyện vọng này dù vẫn ở Trường Đại học Văn hoá TPHCM nhưng không phải ngành em yêu thích nhất. Vì thế em rất mong muốn được xem xét lại NV1”, thí sinh B.N chia sẻ.

Thí sinh N.D (Quảng Ninh) cũng lo lắng không yên suốt những ngày qua. Thí sinh này cho biết, em trúng tuyển theo phương thức xét học bạ nguyện vọng 4 chuyên ngành Chính trị học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Mặc dù thừa điểm đỗ nhưng cổng thông tin không hiển thị bất cứ thông tin nào khiến em không thể nhập học.

Kết quả trống của thí sinh N.D

"Ngành Chính trị học của trường lấy điểm chuẩn học bạ là 22 điểm, em đạt 23,75 điểm, tức là thừa điểm để đỗ. Nhưng không một thông tin nào hiển thị để em xác nhận nhập học”, N.D lo lắng.

Không chấp nhận tình trạng này, D. liên hệ với phía trường đại học và Bộ GD&ĐT nhưng câu trả lời mà nữ sinh nhận được là "chờ đợi".

"Hiện tại, các bạn đã xác nhận nhập học gần hết rồi, em lo đợi lâu lỡ đợt nhập học, em không thể học ở trường nào nữa”, D. chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, với quy định xét tuyển và Hệ thống tuyển sinh của năm nay, không có chuyện thí sinh "trúng thành trượt" hay ngược lại.

Việc "trúng thành trượt" của năm nay bản chất là có trường thực hiện việc xét tuyển không đúng thứ tự nguyện vọng của thí sinh. Vậy nên thí sinh đủ điều kiện nhưng không trúng tuyển nguyện vọng mong muốn.

Hay có trường hợp làm không đúng quy chế, ví dụ như chỉ xét nguyện vọng 1. Bên cạnh đó, cũng có những sai sót từ phía thí sinh như đăng ký nhầm mã phương thức, đăng ký nhầm mã tổ hợp.

Về phía Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định Hệ thống xét tuyển chung mới chỉ ghi nhận lỗi hiển thị, và Bộ GD&ĐT đã khắc phục xong.

Cụ thể, Bộ đã nhận được phản ánh và đã yêu cầu đơn vị chức năng khắc phục được ngay từ 12h30 ngày 18/9. Nhưng khi hệ thống đang chạy để khắc phục thì mất một khoảng thời gian nhất định, nên trong thời gian đó nếu thí sinh vào thì có thể sẽ thấy một vài hiện tượng tưởng như là lỗi nhưng thực ra không phải. Vì vậy thí sinh hoàn toàn yên tâm vì dẫu có lỗi hiển thị trước đó thì kết quả xét tuyển của các em không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một vài trường hợp thí sinh nhìn thấy số liệu sai là do cơ sở đào tạo vẫn đang trong quá trình cập nhật thông tin. 

Trước phản ánh về việc Hệ thống tự thay đổi phương thức xét tuyển, Thứ trưởng thông tin, Bộ GD&ĐT đang xác minh. Về mặt lý thuyết, không thể có chuyện Hệ thống tự thay đổi phương thức xét tuyển của thí sinh. 

Kể từ thời điểm các trường bắt đầu tải dữ liệu xuống thì thông tin trên Hệ thống không hề thay đổi. Lúc đó Hệ thống không cho phép con người tác động vào dữ liệu. Nếu như do lỗi của hệ thống thì khó mà xảy ra duy nhất một trường hợp, mà sẽ có nhiều trường hợp khác bị lỗi tương tự. 

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn sẽ truy vết để xác định có sự tác động từ ai đó khác (ngoài thí sinh, vì Hệ thống chỉ cho phép thí sinh sửa được thông tin của mình) trong và sau quá trình đăng ký - điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh không.

Nếu là lỗi của Bộ thì sẽ khắc phục theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thí sinh. Còn nếu lỗi của thí sinh thì phải tùy xem tính chất của lỗi, việc xác định tính chất lỗi này sẽ dựa vào tính logic của quá trình đăng ký - điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.

Nếu vì thí sinh chọn sai phương thức xét tuyển mà bị trượt, thì không ai giúp được cả. Nếu thí sinh cho rằng, em chọn khác, mà hệ thống lại “nhảy” ra khác - để xác định có việc này hay không, Bộ GD&ĐT cần có thời gian để truy vết. Sau thời gian truy vết, nếu xác định do lỗi của Bộ, thì Bộ GD&ĐT sẽ xử lý theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh.

Hoàng Thanh

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

Đang cập nhật dữ liệu !