WHO nói gì về hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 khác nhau?
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận: “Hiệu quả của việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên cơ sở các công nghệ khác nhau gần tương ứng với hiệu quả sau khi tiêm bằng vắc xin có cùng nền tảng”.
Theo đó, sau một số nghiên cứu, WHO cho hay, hiệu quả của việc tiêm chủng các loại vắc xin Covid-19 có thể đạt từ 61-91%, trong khi chỉ tiêm vắc xin bằng công nghệ mRNA trung bình có thể đạt 69-90% và sau khi tiêm chủng với vắc xin có nền tảng vector virus adeno hiệu quả có thể đạt từ 43-89%.
Ngoài ra, hiệu quả của các loại thuốc chống Covid-19 ở một số quốc gia cũng đạt tỷ lệ cao với hơn 95%.
WHO nói gì về hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 khác nhau? (Ảnh: RIA) |
WHO cho biết, các nghiên cứu được tham khảo ở Anh và Chile, với việc sử dụng liều tăng cường của vắc xin với công nghệ khác và các loại thuốc được giới thiệu trong hai lần tiêm chủng đầu tiên cũng có hiệu quả cao trong việc chống lại các triệu chứng của Covid-19.
Trước đây, các chuyên gia của WHO đã đồng ý về việc sử dụng vắc xin vector cùng với vắc xin mRNA như liều thứ hai hoặc thứ ba.
Mới đây, theo chuyên gia cấp cao của WHO, thế giới có đủ công cụ để chấm dứt đại dịch Covid-19 vào năm 2022, hay ít nhất là khiến đại dịch này không còn là mối đe dọa.
Hôm 15/12, WHO đã tổ chức buổi hỏi đáp trực tuyến về Covid-19 và biến chủng mới Omicron. Tại buổi hỏi đáp này, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách về vấn đề Covid-19 của WHO, cho rằng thế giới sẽ có đủ công cụ để thoát đại dịch vào năm 2022.
Bà Kerkhove nêu rõ: “Năm 2022 là năm chúng ta có thể kết thúc đại dịch Covid-19. Hiện, giờ chúng ta đã có đủ công cụ. Chúng ta có thể khiến Covid-19 không còn gây chết chóc nữa”.
Tháng 10 vừa qua, WHO công bố chiến lược nhằm đạt mục tiêu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 toàn cầu, với 70% dân số thế giới được tiêm đủ vắc xin vào giữa năm sau.
Theo WHO, biến chủng Omicron có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, điều này đồng nghĩa với việc thế giới có thể cần triển khai chiến lược tiêm chủng mũi vắc xin tăng cường hoặc điều chỉnh vắc xin.
WHO cho biết thêm, Omicron đã lan ra 77 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và có thể đang âm thầm lây lan ở những nơi khác.
Tuy nhiên, WHO cho rằng cần thêm dữ liệu để đánh giá rõ hơn về mức độ biến thể Omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch của người đã tiêm vắc xin hay từng nhiễm virus. WHO hối thúc các nước cần nhanh chóng có hành động để hạn chế sự lây lan, bảo vệ hệ thống y tế, tránh tâm lý chủ quan.
Omicron lần đầu được ghi nhận ở Nam Phi vào cuối tháng 11. Tuần trước, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, Omicron là nguyên nhân gây ra hầu hết các ca mắc mới trên cả nước. Một số nhà sản xuất vắc xin đã tuyên bố đang thử nghiệm điều chỉnh vắc xin để chống lại biến thể mới.
Quốc gia châu Á phải tạm dừng kế hoạch ‘sống chung với Covid-19’
Nhằm ngăn chặn số ca nhiễm virus corona tăng nhanh, chính phủ Hàn Quốc phải tạm hoãn thi hành chiến lược "sống chung với Covid-19".
Thanh Bình (lược dịch)