Bất chấp khó khăn, người dân nước nào ở châu Âu vẫn kiếm tiền ‘khủng’?
Theo Bloomberg, người dân Đan Mạch đã trở nên giàu có hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Số tiền tích lũy của các hộ gia đình ở nước này trong quý 3 lên tới 5,66 nghìn tỉ krone (khoảng 930 tỉ USD).
Đan Mạch với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp và hệ thống phúc lợi quốc gia lớn, xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Theo Forbes, Đan Mạch có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Đan Mạch có một nền kinh tế thị trường hiện đại và một nền công nghiệp chuyên môn hóa, năng động, đủ khả năng cạnh tranh với các nước khác.
Người dân Đan Mạch đã trở nên giàu có hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19. (Ảnh: bfm.ru) |
Trong hai quý gần đây, tài sản của người dân Đan Mạch đã tăng thêm 709 tỉ krone. Ngân hàng trung ương Đan Mạch cho biết, trong quý 4, tích lũy tài chính ở nước này sẽ tăng lên mức kỷ lục mới khi thị trường tiếp tục hồi phục. Thu nhập trung bình của các hộ dân đạt gần 2 triệu krone (327 nghìn USD).
Nền kinh tế thế giới trong năm tới sẽ phục hồi với tốc độ chậm hơn so với dự đoán trước đây. Điều này được nêu trong dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Vào cuối năm nay, tổ chức này dự kiến nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ suy giảm 7,5%.
Được biết, tại Đan Mạch, một tuần làm việc thường kéo dài 37 tiếng, trong 5 ngày. Trong khi đó, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, một tuần làm việc trung bình của người Mỹ là 44 giờ, tương đương 8,8 tiếng một ngày.
Điều bất ngờ hơn nữa là thái độ của người Đan Mạch đối với việc lao động trong thời gian dài. Trong khi nhiều người Mỹ xem làm việc muộn như một điều đáng tự hào và là cách để thăng tiến, người Đan Mạch lại xem đó là một yếu điểm. Đồng thời, tại Đan Mạch, nhân viên làm việc toàn thời gian tại các công ty thường được nghỉ phép hưởng lương 5 tuần liền để đi du lịch, bất kể vị trí hay lĩnh vực họ đảm nhận.
Ngoài ra, Đan Mạch là quốc gia mà người dân phải đóng thuế nhiều nhất thế giới, từ mức thấp nhất là 46,98% lên đến mức cao nhất 67,98% tùy thu nhập. Tuy nhiên, cho dù đóng thuế cao nhưng người dân Đan Mạch vẫn vui vẻ đóng vì tin rằng đó là một sự đầu tư chính đáng cho chất lượng cuộc sống của chính mình. Tiền thuế được dùng để duy trì hệ thống an sinh xã hội vốn được xem thuộc hàng hào phóng và bình đẳng nhất thế giới.
Mới đây, theo báo cáo Hạnh phúc của Liên Hiệp Quốc năm 2019, công bố ngày 20/3/2020, Đan Mạch xếp thứ hai trong danh sách 156 quốc gia và lãnh thổ được xét.
Trước đó, các chuyên gia nhận định rằng trong số tất cả các nước Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế Litva bị ảnh hưởng ít nhất từ cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Ủy ban châu Âu đánh giá Litva sẽ có mức suy giảm GDP nhỏ nhất (2,2%) trong số các nước EU.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết, hôm 16/12, nước này đóng cửa các cửa hàng và trung tâm thương mại trong dịp nghỉ lễ do số ca mắc mới liên tục tăng. Cụ thể, các trung tâm mua sắm sẽ đóng cửa từ ngày 17/12, các hoạt động khác sẽ tạm dừng vào ngày 21/12, sau đó các cửa hàng không thiết yếu buộc dừng hoạt động từ ngày 25/12. Theo thời gian biểu này, Đan Mạch sẽ “đóng cửa hoàn toàn” trong thời gian từ 25/12/2020 đến 3/1/2021, trừ các cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc.
Hồi đầu tuần này, Đan Mạch đã gia hạn các biện pháp phòng dịch trên toàn quốc, bao gồm việc đóng cửa quán bar, nhà hàng, trường học, trung tâm thể thao và các trung tâm văn hóa.
Bà Margaret Thatcher 'bỗng dưng' được gọi tên giữa khủng hoảng ở Anh
Mới đây, nhiều người Anh bỗng dưng cho rằng cố Thủ tướng Margaret Thatcher là lãnh đạo xuất sắc nhất để giải quyết các vấn đề của năm 2020, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 và quá trình chuyển đổi hậu Brexit.
Thanh Bình (lược dịch)