Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở châu Âu tăng 10% trong một tuần
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hơn 1,9 triệu người mắc Covid-19 ở châu Âu trong tuần qua và hơn 26,7 nghìn người tử vong.
Cụ thể, số ca mắc mới ở châu Âu tăng 7% và số ca tử vong tăng 10% trong 7 ngày qua.
Theo các chuyên gia, châu Âu là 1 trong 6 khu vực có số người chết vì Covid-19 gia tăng. Trong 7 ngày đầu tháng 11, các nước châu Âu chiếm 55% số người tử vong (26.726 người) và 63% số người mắc (1.949.419 người).
Ngoài ra, trong tuần, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ngoài khu vực châu Âu, chỉ ở châu Phi (3%). Trong khi đó, tỷ lệ giảm được ghi nhận ở Đông Nam Á (13%), khu vực Tây Thái Bình Dương (9%) và châu Mỹ (5%).
Châu Âu đối mặt với nguy cơ tái bùng dịch khắp châu lục. (Ảnh: Reuters) |
Đồng thời, nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới trong một tuần chỉ tăng 1%. Như vậy, trong 7 ngày, có 3.103.186 người nhiễm và 48.703 trường hợp tử vong do Covid-19 đã được phát hiện trên thế giới.
Theo WHO, hầu hết những người châu Âu mắc bệnh đều bị nhiễm chủng Delta của Covid-19, chiếm 99,6% số trường hợp.
Mới đây, Trưởng nhóm khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan cho biết, còn quá sớm để đưa ra dự đoán về thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19, vì có thể vẫn còn những khó khăn mới chưa lường trước được ở phía trước.
Bà Swaminathan cũng bày tỏ hy vọng về triển vọng phát triển các loại vắc xin ngừa Covid-19 thế hệ thứ 2, có thể bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống.
Trao đổi với báo giới, bà Swaminathan cho biết, có 129 loại vắc xin ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng và 194 loại khác đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các vắc xin này được phát triển dựa trên mọi công nghệ và đang trong quá trình phát triển. Bà nhấn mạnh một số loại vắc xin sẽ được chứng minh tính an toàn và hiệu quả.
Theo Trưởng nhóm khoa học WHO, một số loại vắc xin thế hệ thứ 2 có thể mang nhiều lợi thế, nhất là vắc xin dạng uống hay dạng xịt mũi, vì chúng dễ đưa vào cơ thể hơn vắc xin dạng tiêm.
Bà Swaminathan giải thích, ưu điểm của vắc xin dạng xịt mũi là nếu xuất hiện phản ứng miễn dịch cục bộ, vắc xin sẽ “xử lý” virus trước khi virus xâm nhập vào phổi và bắt đầu gây ra vấn đề. Không chỉ dừng lại ở Covid-19, bà Swaminathan cho hay, các nhà khoa học có thể sử dụng các nền tảng phát triển vắc xin này để hỗ trợ phòng ngừa các căn bệnh khác trong tương lai.
Bà Swaminathan lưu ý, dù không có loại vắc xin nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%, song 90% đã là “con số tuyệt vời và đem lại khả năng bảo vệ, so với con số 0”. Bà khẳng định, đến thời điểm này, những loại vắc xin mà WHO đã phê chuẩn vẫn chưa ghi nhận bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào tới mức tổ chức này phải thông báo cần xem xét lại chúng.
Cuộc khủng hoảng hậu cần toàn cầu sẽ còn kéo dài?
Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng hậu cần khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trên khắp hành tinh, ở nhiều khu vực tình trạng thiếu hàng hóa xảy ra khác nhau.
Thanh Bình (lược dịch)