Các tỷ phú thế giới nghĩ gì về đại dịch Covid-19?
Đại dịch Covid-19 và các biện pháp ngăn chặn được nhìn nhận khác biệt trong suy nghĩ của các tỷ phú giàu nhất thế giới
Theo đó, Giám đốc điều hành của Tesla và Space X, tỷ phú Elon Musk, ngay từ khi bắt đầu lan truyền dịch Covid-19 ông đã chỉ trích những hạn chế đối với kiểm dịch. Ông cho rằng nguy cơ tử vong trong một vụ tai nạn trên đường về nhà còn cao hơn nhiều so với Covid-19. Tất nhiên, bây giờ tình hình đã thay đổi, nhưng doanh nhân này “không hề gióng lên hồi chuông báo động và cũng bình thản trước đại dịch, đồng thời chỉ trích các biện pháp hạn chế mới của các chính phủ đưa ra”.
Bên cạnh đó, cùng với ông Musk, người sáng lập Facebook, tỷ phú Mark Zuckerberg cũng lo ngại về các hạn chế vì Covid-19. Gần đây nhất vào năm ngoái, ông đã chỉ trích chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vì những nỗ lực yếu kém trong việc ngăn chặn sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới. Ông chỉ ra những vấn đề trong quá trình thử nghiệm, làm xói mòn niềm tin của người Mỹ vào y học và khoa học quốc gia, cũng như việc phớt lờ đeo khẩu trang, điều mà lẽ ra thực hiện tốt từ đầu sẽ giúp tránh được sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Đại dịch Covid-19 gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Ảnh: Pexels) |
Trong khi đó, người sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates, bày tỏ rất quan ngại về đại dịch và hậu quả của nó. Trở lại năm 2015, vị tỷ phú này đã đề cập rằng dịch virus mà các nhà khoa học chưa biết đến là một trong những nỗi sợ hãi chính của ông, sau đó nó đã trở thành hiện thực vào cuối năm 2019. Hiện nay, vị tỷ phú này đang tích cực tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu về phát triển vắc xin. Mới đây, doanh nhân người Mỹ nói, vào cuối năm 2022, thế giới sẽ gần như hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường sau đại dịch.
Trong khi đó, người sáng lập mạng xã hội Vkontakte (mạng xã hội tương tự Facebook) và người điều hành Telegram, doanh nhân người Nga Pavel Durov, không có suy nghĩ giống như Bill Gates, ông tin rằng “sẽ không thể trở lại cuộc sống bình thường ngay cả khi đại dịch giảm dần theo thời gian”.
Theo tỷ phú người Nga, dân số trên toàn hành tinh có thể chứng kiến một “sự chuyển dịch nền văn minh”, sẽ được quan sát trong vài thế hệ nữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rất khó để không đồng ý với những dự đoán này, vì khó có thể tưởng tượng được sau khi kiểm soát đại dịch Covid-19 các biện pháp phòng ngừa ngày nay sẽ hoàn toàn biến mất như thế nào.
Cũng đưa ra “cảm nhận” về đại dịch Covid-19, tỷ phú Nga Mikhail Fridman cho biết, nhân loại buộc phải bắt đầu phát triển và áp dụng các công nghệ mới. Đồng thời, quá trình số hóa đó cần được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, vì không có thời gian để chậm trễ.
Nhà tài phiệt kinh doanh người Nga lấy ví dụ về chế độ làm việc từ xa. Theo quan điểm của ông, “càng nhiều người hiểu rằng có thể làm việc thoải mái và hiệu quả ngay cả khi cách văn phòng hàng chục km, thì lúc đó mọi người sẽ bắt đầu di chuyển đến các khu vực nông thôn hoặc ngoại ô, nơi có không gian rộng hơn và điều kiện tốt hơn. Và những thành phố quá đông đúc sẽ dần dần trống trải, do đó số lượng người sống tại đây sẽ đạt đến mức cho phép”.
OPEC+ sẽ cứu Mỹ khỏi ‘khủng hoảng’ nhiên liệu?
Mỹ cho rằng, giá dầu cao hiện tại là do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) cắt giảm nguồn cung và tăng sản lượng dầu chậm, đe dọa sự phục hồi kinh tế trên toàn thế giới.
Thanh Bình (lược dịch)