Trung Quốc: Người lao động được yêu cầu không về quê ăn Tết nếu 'không cần thiết'

Người lao động Trung Quốc được khuyến khích không về quê ăn Tết nếu "không cần thiết" để tránh dịch Covid-19 lây lan sang nhiều tỉnh thành. 

Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp người lao động Trung Quốc được khuyến cáo hạn chế về quê ăn Tết nếu “không cần thiết”, giữa lúc cả nước đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn dịch Covid-19. Hiện tại, tỉnh Chiết Giang đang ghi nhận số ca mới nhiễm virus corona tăng vọt.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn thông báo từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, 47 trường hợp tương đương gần 80% trong tổng số 59 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng vào ngày 11/12 là ở tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, khu tự trị Nội Mông, nơi đang phải chống dịch suốt nhiều tuần qua, cũng có 10 ca mắc Covid-19 trong ngày 11/12.

{keywords}
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu chợ ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Đáng nói, tính đến ngày 12/12, ổ dịch ở 3 thành phố Ninh Ba, Thiệu Hưng và Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang đã có 139 ca Covid-19 trong cộng đồng chỉ trong một tuần. 

Lo ngại trước nguy cơ dịch tái bùng phát, chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc đã cho thắt chặt các biện pháp phòng bệnh như hạn chế các hoạt động trong nhà. Điển hình, tại tỉnh Chiết Giang, toàn bộ trường học ở quận Trấn Hải đã chuyển sang dạy và học trực tuyến từ ngày 8/12, còn quận Thượng Ngu đã bị phong tỏa từ chiều ngày 11/12 với yêu cầu người dân và phương tiện giao thông không di chuyển ra vào khu vực, nếu không thực sự cần thiết.

Chiết Giang là tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Đây là khu vực sản xuất điện quy mô lớn, cũng là nơi đặt trụ sở của hãng công nghệ khổng lồ Alibaba, cùng cảng Ninh Ba – Chu San, cầu cảng có trọng tải hàng hóa lớn nhất thế giới.

Trong làn sóng Covid-19 bùng phát ở tỉnh Chiết Giang hồi tháng Tám, một ca mắc Covid-19 được xác định là công nhân làm việc tại cảng Ninh Ba – Chu San. Kết quả một khu vực quan trọng trong cảng đã bị phong tỏa suốt 2 tuần khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa đường thủy bị tắc nghẽn và gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện tại, để ngăn chặn sự lây lan của virus corona theo chính sách “không ca nhiễm Covid-19”, chính quyền địa phương trên khắp lãnh thổ Trung Quốc đã bắt đầu hối thúc người dân tránh di chuyển “không cần thiết” về quê ăn Tết với gia đình. 

Hàng năm, mỗi đợt Trung Quốc "xuân vận", thuật ngữ dùng để chỉ hành trình về quê nghỉ Tết Nguyên đán của người dân Trung Quốc, được xem là cuộc di cư trong nước có quy mô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã vận động người dân ăn Tết tại chỗ để đảm bảo công tác chống dịch. Tết Nguyên đán năm 2022 bắt đầu từ ngày 31/1/2022.

Cụ thể, một quận ở thành phố Trương Gia Khẩu của tỉnh Hà Bắc, một trong những thành phố tổ chức Thế vận hội mùa Đông, đã kêu gọi công chức, viên chức và các đảng viên “nêu gương” bằng cách ăn Tết tại chỗ và tránh di chuyển trong đợt nghỉ Tết.

Bên cạnh đó, chính quyền quận còn kêu gọi người dân thuyết phục người thân ở nước ngoài hay ở các vùng có nguy cơ trung bình cho tới nguy cơ cao mắc Covid-19, không trở về nhà ăn Tết.

“Nếu việc di chuyển là cần thiết, hoạt động kiểm soát và quản lý chặt chẽ cần được thi hành”, thông báo của quận nhấn mạnh.

Tại tỉnh Quảng Đông, một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu lớn của Trung Quốc, các doanh nghiệp địa phương ở thị trấn Tam Hương của thành phố Trung Sơn cũng được yêu cầu thuyết phục nhân viên ở lại địa phương ăn Tết thay vì về quê.

Tại thị xã Bằng Tường thuộc tỉnh Quảng Tây, chính quyền địa phương đề nghị các cửa hàng khuyến khích nhân viên không về quê ăn Tết. 

Ngoài việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, chính quyền sở tại cũng tăng nặng hình phạt đối với những người cố tình che giấu hoặc khai báo gian dối về lịch trình di chuyển và cản trở hoạt động truy vết.

Điển hình, một bác sĩ và là đảng viên tại thành phố Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông đã bị khai trừ khỏi đảng hôm 10/12 do khai báo di chuyển không trung thực sau khi mắc Covid-19. Cảnh sát khu vực cũng đang tiến hành điều tra thêm về người này.

Mới đây, một quan chức y tế cấp cao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tiếp thực thi chiến lược “không ca mắc Covid-19” một cách “linh động” trong giai đoạn mùa đông và mùa xuân, giữa lúc hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin Covid-19 trước biến chủng Omicron vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Ông Gao Fu, Giám đốc Trung Tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, cho hay các loại vắc xin Covid-19 tiếp tục ngăn chặn tình trạng nhiễm virus corona bị trở nặng, ngăn phải nhập viện điều trị và tử vong, nhưng vẫn có những điều chưa chắc chắn.

“Omicron có khả năng né tránh hệ miễn dịch giống như Beta và nó còn có khả năng lây lan nhanh hơn cả biến chủng Delta”, ông Gao nói với China News Weekly.

“Các loại vắc xin vẫn có tác dụng chống lại Omicron, nhưng hiệu quả bị giảm mạnh. Biến chủng Omicron có nhiều đột biến, nhưng nó vẫn chỉ là virus corona. Các loại vắc xin hiện thời tiếp tục bảo vệ con người ở một mức độ nhất định. Chúng ta không thể loại bỏ khả năng còn có thêm một biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh hơn nữa sẽ xuất hiện, giữa lúc chúng ta còn đang lo lắng về Omicron”, ông Fu nói thêm.

Cho tới nay, Trung Quốc khẳng định chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron. Trung Quốc hối thúc các quốc gia khác nên tăng cường nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bằng cách thực hiện xét nghiệm đại trà, thường xyên theo dõi truy vết, kéo dài thời gian cách ly và thắt chặt kiểm soát biên giới.

Giới chức Trung Quốc thừa nhận có khả năng lớn biến chủng Omicron đang xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia, nhưng khẳng định chính sách xét nghiệm đại trà sẽ nhanh chóng phát hiện các ca nhiễm virus, và chiến lược “không ca mắc Covid-19” vẫn sẽ phát huy hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Chính quyền Trung Quốc hiện tăng cường các biện pháp phòng dịch ở Bắc Kinh, thành phố đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2/2022, và các khu vực lân cận.

Sợ Omicron, người giàu Ấn Độ chi tiền lớn ra nước ngoài tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Sợ Omicron, người giàu Ấn Độ chi tiền lớn ra nước ngoài tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Lo sợ biến chủng Omicron lây lan nhanh, người giàu Ấn Độ không ngại chi số tiền lớn ra nước ngoài tiêm mũi thứ 3 vắc xin Covid-19.   

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !