Thảm họa thiên nhiên đã đặt hàng triệu người ở Somalia vào bờ vực sinh tồn.
Các cơ quan viện trợ và Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo rằng Somalia có nguy cơ đối mặt với một thảm họa tương tự với nạn đói năm 2011, khi có hơn 250.000 người, mà phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi, bị thiệt mạng.
Với Kế hoạch Ứng phó nhân đạo cho Somalia, LHQ hiện đang kêu gọi gần 1,5 tỉ USD để hỗ trợ nhân đạo cho 5,5 triệu người dễ bị tổn thương nhất ở Somalia. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan này chỉ mới huy động được 56,1 triệu USD, tương đương 4% số tiền cần thiết.
Tại châu Phi, không chỉ Somalia đang khủng hoảng an ninh lương thực và nghèo đói. Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, ít nhất 1/4 dân số ở khu vực hiện cũng đang rơi vào tình trạng này, do các yếu tố như hạn hán và giá cả tăng cao.
“Tổ chức Nông lương của LHQ ước tính rằng, sẽ có thêm 13 triệu người trên toàn thế giới bị đẩy vào tình trạng mất an ninh lương thực do hậu quả của xung đột ở Ukraine”, bà Cindy McCain, đại diện của Mỹ tại các cơ quan của LHQ ở Rome cho biết.
Dưới đây là bộ sưu tập ảnh của Izvestia với chủ đề: “Người Somalia đang cố gắng sống sót như thế nào”:
Ở Somalia, hạn hán khủng khiếp nhất đã được quan sát trong 40 năm qua. Hạn hán đã phá hủy những cây đậu và ngô, dẫn đến cái chết của vật nuôi cũng như trẻ em bắt đầu chết vì đói ở nước này.
Một thảm họa thời tiết khiến mọi người rời khỏi nhà và di chuyển đến nơi có nước.
Một thảm họa tự nhiên có thể ảnh hưởng đến khoảng 8 triệu dân – 1/2 dân số của Somalia.
Trong điều kiện thiếu nước, người Somalia đã sống được vài năm.
Có những lo ngại rằng tình hình năm 2011 có thể được lặp lại khi hơn 1/4 triệu người chết vì đói, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.
Hiện tại, thảm họa khí hậu đã xảy ra ở 66 vùng của Somalia.
Theo Yahoo News, 3 năm hạn hán liên tiếp đã khiến con sông lớn nhất của Somalia, Juba, gần như hoàn toàn khô cạn. Việc thiếu nước đã ảnh hưởng đến khoảng 4,5 triệu người, trong đó có nhiều người kiếm sống bằng nghề nông.
Đến nay, hơn 700.000 người dân ở Somalia đã phải di dời đến nơi khác do khu vực họ sinh sống trải qua nhiều năm bị hạn hán liên tiếp.
Người dân tìm cách đến các trung tâm đông dân cư để tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi ở.
Giá hàng hóa trong nước tăng gấp đôi. Các nhà chức trách đang yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.