Tại sao giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu, ai là người chịu trách nhiệm?

Từ ngày 10-22/12, giá đã tăng gần 90% từ 1.158 lên 2.180 USD/nghìn mét khối và sau đó giảm xuống còn 1.200 USD/nghìn mét khối.

Theo giới chuyên gia, lý do cho những “bước nhảy vọt” về báo giá nằm ở việc cải cách thị trường khí đốt châu Âu không thành công bắt đầu từ hơn 10 năm trước. Bao gồm việc tăng tỷ trọng hợp đồng giao ngay lên mức tối đa (mua và thanh toán nhanh một lượng khí nhất định trên sàn giao dịch với ngày giao hàng đã thỏa thuận) và từ bỏ dần các hợp đồng dài hạn.

Các mục tiêu của cuộc cải cách đã đạt được với hơn một nửa lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu được nhập khẩu theo hợp đồng giao ngay. Tức là, nguồn cung cấp không chỉ phụ thuộc vào mong muốn mua khí đốt của người tiêu dùng mà còn phụ thuộc vào việc nhà cung cấp bán khí đốt.

Bây giờ nguồn cung cấp khí đốt trên sàn giao dịch bị hạn chế. Nhưng sau khi loại bỏ than đá - đây là nguồn tài nguyên chính của các nước châu Âu để sản xuất điện, một thị trường không được quản lý cho một sản phẩm như vậy sẽ làm tăng rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế châu Âu, điều này đã xảy ra trong năm nay.

{keywords}
Châu Âu chứng kiến ​​giá khí đốt tăng vọt vào mùa thu năm nay, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng. (Ảnh: iStock)

Theo đó, giá khí đốt 1.200 USD/nghìn mét khối mới đây cũng là một con số đáng kinh ngạc, chỉ một năm trước khí đốt được giao dịch ở mức 240 USD/nghìn mét khối và được các nhà xuất khẩu coi là mức giá rất tốt. Vậy giá kỷ lục đến từ đâu?

Quan trọng nhất, không có tình trạng thâm hụt khí đốt ở châu Âu. Gần đây, có tin về việc rút lượng khí kỷ lục từ các kho chứa dưới lòng đất, nhưng chúng không liên quan đến thời tiết lạnh và nhu cầu tăng của các doanh nghiệp. Việc rút khí tối đa khỏi các cơ sở của lưu trữ ở châu Âu xảy ra vào ngày 21-22/12 (1,4 tỉ mét khối), khi giá khí đốt tăng trên 2.000 USD và thời tiết chẳng hạn như ở Đức và Hà Lan là tương đối dễ chịu.

Các chuyên gia cho rằng, có nghĩa là, các công ty lớn có dự trữ trong các cơ sở lưu trữ hoàn toàn không tìm cách mua khí đốt theo giá thị trường, mà chỉ cần bơm nó ra khỏi cơ sở lưu trữ. Và thực tế không phải là các nhà xuất khẩu không bán thêm thông qua sàn giao dịch, bởi khi đó lợi nhuận có thể rất lớn. Trong khi đó, khí đốt được mua bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang trên bờ vực phá sản do giá tăng quá cao.

Ngoài ra, theo ông Valery Andrianov, phó giáo sư tại Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga, trước bối cảnh của đại dịch Covid-19, chính phủ của nhiều quốc gia đã đổ vào nền kinh tế một lượng lớn quỹ không đảm bảo. Trong trường hợp không có các lĩnh vực đầu tư có tính thanh khoản cao khác, một phần quỹ đã chuyển đến sàn giao dịch khí đốt và tham gia vào các trao đổi “nhiên liệu xanh”.

Gazprom “vô can”

Hiện có hơn 60 tỉ mét khối khí đốt trong các cơ sở lưu trữ ở châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) tiêu thụ hơn 400 tỉ mét khối mỗi năm. Ngay cả khi không tính đến nguồn cung cấp khí đốt liên tục từ các quốc gia khác nhau và sản lượng của chính họ, dự trữ khí đốt hiện có sẽ đủ cho 2 tháng mùa đông.

Đồng thời, ở châu Âu, một số nước đổ lỗi cho tập đoàn Gazprom của Nga về việc tăng giá. Tuy nhiên, có những lý do có thể giải thích: thời tiết yên tĩnh đã làm ngừng hoạt động của các tuabin gió ở Biển Bắc; thiếu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) do tăng nhu cầu ở châu Á; cơ chế giao dịch hối đoái; và các nhà đầu cơ.

Trong khi đó, Gazprom hầu như không bán khí đốt thông qua các sàn giao dịch chứng khoán châu Âu trong năm nay. Tất nhiên, các tuabin gió đã làm ảnh hưởng đến ngành năng lượng châu Âu, nhưng thời gian ngừng hoạt động của chúng đã được bù đắp bằng sự gia tăng nguồn cung cấp than, khí đốt và dầu nhiên liệu. Thị trường châu Á đối với LNG luôn là thị trường cao cấp và việc trao đổi mua bán khí đốt trong quá khứ đã dẫn đến việc giảm giá chứ không làm tăng giá.

{keywords}
Tập đoàn Gazprom bác bỏ cáo buộc không cung cấp đủ khí đốt cho châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Đó là vấn đề điều tiết thị trường gas. Theo Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga Alexei Grivach, việc chuyển đổi sang các hợp đồng khí đốt giao ngay ở EU diễn ra vào cuối những năm 2000. Tuy nhiên, quá trình giảm giá đã diễn ra trong 5-6 năm qua, khi hầu hết các hợp đồng dài hạn được thực hiện có sự ràng buộc về giá cả với các trung tâm (trung tâm phân phối khí, nơi có giao dịch trao đổi). Hợp đồng cuối cùng diễn ra sau khi giải quyết các khiếu nại chống độc quyền của Ủy ban châu Âu (EC) chống lại Gazprom và việc ký kết các điều chỉnh tương ứng đối với các thỏa thuận cung cấp khí đốt (liên kết giá của các hợp đồng dài hạn với giá trao đổi).

“Bây giờ liên kết này đã hoạt động vì lợi ích của Gazprom. Tất nhiên là không. Gazprom có lợi dụng tình hình không? Tất nhiên. Gazprom không có nghĩa vụ lấp đầy các cơ sở lưu trữ ở châu Âu, cũng như bán khối lượng khí đốt bổ sung thông qua các sàn giao dịch chứng khoán châu Âu”, ông Grivach nhấn mạnh.

Theo ông Andrianov, giá khí đốt trên thị trường chứng khoán châu Âu tăng là kết quả trực tiếp của việc cải cách thị trường khí đốt châu Âu, nhằm mục đích chính xác là phát triển giao dịch kỳ hạn và từ bỏ các hợp đồng dài hạn. Châu Âu từ lâu đã đấu tranh cho việc định giá tự do. Và báo giá khí đốt tăng vọt hiện nay chỉ là kết quả tự nhiên của một cuộc đấu tranh như vậy.

Trong bối cảnh thời tiết cực kỳ lạnh giá ở Nga vào ngày 22/12, mức tiêu thụ điện tối đa trong lịch sử đã được ghi nhận với 159.484 MW. Điều này đòi hỏi lượng khí đốt bổ sung để sưởi ấm các khu dân cư và công nghiệp. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Gazprom buộc phải tạm thời ngừng bơm khí đốt qua đường ống dẫn khí Yamal-Europe - đây được gọi là một trong những nguyên nhân chính khiến giá khí đốt trao đổi ở EU tăng trên 2.000 USD/nghìn mét khối.

Ông Grivach cho biết thêm, không có lời phàn nàn nào từ các khách hàng của Gazprom, các hợp đồng đang được hoàn thành cho đến tận cuối cùng, nhưng nếu không thì đó là một thị trường tự do, như Ủy ban Châu Âu mong muốn. Theo ông, hiện nay thị trường rõ ràng không được đảm bảo đầy đủ bằng các cam kết cung cấp chắc chắn, nhưng người châu Âu không có trách nhiệm gì.

Thanh Bình (lược dịch)

Châu Âu ‘hú vía’ vì giá khí đốt

Châu Âu ‘hú vía’ vì giá khí đốt

Ông Carlos Torres Diaz, người phụ trách mảng thị trường năng lượng và khí đốt của Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) chia sẻ với Guardian, Nga tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bằng cách duy trì giá khí đốt cao ở châu Âu.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !