Quân đội Triều Tiên vẫn chưa 'động thủ'

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy, quân đội Triều Tiên hiện thực hóa lời đe dọa đưa binh sĩ tới sát biên giới Hàn Quốc.

 

Theo Yonhap, đây là chia sẻ của một quan chức quân đội Hàn Quốc vào hôm nay (19/6). 

Trước đó, vào ngày 17/6, Bộ Tư lệnh quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ thành lập “các chốt cảnh sát dân sự” từng rút lui khỏi DMZ theo thỏa thuận quân sự ký kết với Hàn Quốc. Động thái này được xem là bước đi tiếp theo của Triều Tiên chống lại Hàn Quốc, sau hành động bất ngờ cho đánh sập văn phòng liên lạc chung Hàn – Triều tại thành phố biên giới Kaesong vào chiều ngày 16/6.

{keywords}
Các binh sĩ thuộc quân đội Triều Tiên ở thị trấn Sinuiju. (Ảnh: Reuters)

Nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc nhấn mạnh, một vài binh sĩ Triều Tiên được nhìn thấy đã có mặt tại các chốt còn trống ở trong DMZ vào cuối ngày 17/6.

“Chưa phát hiện bất cứ hành động nào trực tiếp liên quan tới lời cảnh báo của phát ngôn viên Bộ Tư lệnh quân đội Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc vẫn đang duy trì giám sát và sẵn sàng hành động, cũng như theo dõi sát sao động thái của quân đội Triều Tiên”, một quan chức thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) cho hay.

Ngoài ra, hôm nay cũng là ngày thứ hai liên tiếp Triều Tiên không đưa ra bất cứ tuyên bố nào chỉ trích Hàn Quốc. Còn theo truyền thông Triều Tiên, người dân nước này đang vô cùng tức giận với Hàn Quốc.

Sau hàng loạt tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào Hàn Quốc trước cáo buộc Seoul không thể ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng, cũng như cắt đứt toàn bộ đường dây liên lạc liên Triều, Triều Tiên đã hiện thực hóa lời đe dọa bằng hành động bất ngờ đánh sập văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố biên giới Kaesong vào chiều ngày 16/6.

Tới ngày 17/6, em gái của Chủ tịch Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn chỉ trích đích danh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sau bài phát biểu của ông Moon về việc hối thúc Triều Tiên quay trở lại con đường hòa bình.

Song kể từ sau tuyên bố của bà Kim Yo-jong, Triều Tiên không đưa ra thêm bất cứ tuyên bố hay bình luận chính thức nào nữa. Điều này làm giới chuyên gia tin rằng, Triều Tiên có thể đang âm thầm chuẩn bị cho một hành động quân sự mang tính đe dọa.

Trong khi đó, hôm 18/6, tờ Rodong Sinmun cho hay vụ phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều mới chỉ là khởi đầu và Triều Tiên có thể có thêm hành động trả đũa “vượt xa tưởng tượng” chống lại Hàn Quốc.

Mỹ quyết giải trừ hạt nhân Triều Tiên

Hôm 18/6, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông David Helvey nhấn mạnh những hành động khiêu khích gần đây của Triều Tiên chống lại Hàn Quốc tiếp tục đại diện cho mối đe dọa “đặc biệt” trong khu vực.

Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến, ông Helvey khẳng định Mỹ vẫn phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để đảm bảo khả năng sẵn sàng đối phó trước mọi mối đe dọa từ Triều Tiên.

“Những gì chúng tôi chứng kiến trong những ngày gần đây, Triều Tiên tiếp tục là mối đe dọa đặc biệt đối với khu vực và điều này khiến chúng tôi tiếp tục phải cảnh giác. Thật khó để đoán được chuyện gì sẽ xảy ra trong vài ngày và vài tuần tới. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi cần duy trì cảnh giác trước mọi mối đe dọa và khiêu khích từ Triều Tiên”, ông Helvey nói thêm.

Khi được hỏi về việc liệu Mỹ - Hàn có tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và đưa vũ khí chiến lược tới bán đảo Triều Tiên, ông Helvey nhấn mạnh mọi quyết định tương lai chưa thể biết được.

“Một trong những điều mà chúng tôi vẫn thường xuyên trao đổi với đồng minh Hàn Quốc là đảm bảo mối quan hệ liên minh quân sự đạt hiệu quả ngăn chặn và phòng thủ tốt nhất cho người dân Hàn Quốc và thẳng thắn, mối quan hệ này bảo vệ các lợi ích của Mỹ cũng như duy trì nền hòa bình và ổn định ở Ấn Độ - Thái Bình Dương”, ông Helvey cho hay.

Cũng theo ông Helvey, những hành động và tuyên bố khiêu khích gần đây của Triều Tiên khiến Mỹ không thể từ bỏ mục tiêu là tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn và đầy đủ của Triều Tiên.

Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh thêm, Lầu Năm Góc tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực ngoại giao để đạt tới mục tiêu duy trì lực lượng quân sự có năng lực và đáng tin cậy, cũng như hợp tác với tất cả đối tác và đồng minh để thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Helvey cũng từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liên quan tới việc Tổng thống Donald Trump có rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc, nếu như bất đồng chi phí quân sự giữa hai bên không thể giải quyết.

Còn trong chia sẻ trên Twitter của chuyên trang theo dõi hàng không Aircraft Spots, một máy bay trinh sát Mỹ đã xuất hiện phía trên Hàn Quốc hôm 18/6. Đây là chuyến bay gần nhất trong sứ mệnh giám sát Triều Tiên, giữa lúc Bình Nhưỡng đe dọa có hành động quân sự chống lại Seoul.

Cụ thể, máy bay trinh sát RC-135W Rivet Joint của không quân Mỹ đã xuất hiện phía trên thủ đô Seoul vào ngày 18/6. Nhưng Aircraft Spots không công bố cụ thể chính xác thời gian hoạt động của máy bay Mỹ.

Trước đó, theo nguồn tin quân sự Hàn Quốc, các máy bay EP-3E và RC-12X gần đây cũng đã bay phía trên bán đảo Triều Tiên.

Chiến hạm Mỹ - Trung áp sát nhau ở Biển Đông

Chiến hạm Mỹ - Trung áp sát nhau ở Biển Đông

Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho hay hồi tháng Tư, các chiến hạm của Mỹ và Trung Quốc đã áp sát và hoạt động cách nhau chỉ 100 m khi có mặt ở Biển Đông.  

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !