Sóng gió liên tiếp ập tới bán đảo Triều Tiên

Sóng gió liên tiếp ập tới bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tiếp tục có hành động quân sự chống lại Seoul và Hàn Quốc cũng cảnh báo sẽ đáp trả quyết liệt. 

Hôm nay (18/6), tờ Rodong Sinmun cho hay vụ phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều mới chỉ là khởi đầu và Triều Tiên có thể có thêm hành động trả đũa “vượt xa tưởng tượng” chống lại Hàn Quốc.

Trong những tuần gần đây, Triều Tiên liên tiếp lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc trước cáo buộc Seoul không thể ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng ở biên giới. Sau khi gọi Hàn Quốc là “kẻ thù”, Triều Tiên đã cho cắt đứt toàn bộ liên lạc và phá hủy văn phòng liên lạc với Hàn Quốc.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp mặt tại DMZ hồi năm 2019. (Ảnh: CGTN)

“Đó mới chỉ là sự khởi đầu. Quân đội Triều Tiên đã mất hết kiên nhẫn. Thông báo của quân đội Triều Tiên về việc đang nghiên cứu một kế hoạch hành động quân sự chi tiết nên được nhìn nhận một cách nghiêm túc”, Rodong Sinmun nhấn mạnh.

Sau khi văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn biên giới Kaesong bị đánh sập vào chiều ngày 16/6, quân đội Triều Tiên tiếp tục có tuyên bố làm gia tăng căng thẳng khi công khai kế hoạch điều động binh sĩ tới khu công nghiệp chung Kaesong và khu du lịch núi Kumgang.

Thậm chí, vào cuối ngày 17/6, quân đội Triều Tiên được cho đã đưa binh sĩ tới các chốt từng bị bỏ hoang ở vùng phi quân sự (DMZ) theo hiệp ước quân sự ký kết với Hàn Quốc hồi năm 2018. Ngoài ra, Triều Tiên nhấn mạnh sẽ cho nối lại tất cả các cuộc tập trận thường xuyên gần biên giới liên Triều.

Tờ Rodong Sinmun cáo buộc chính Hàn Quốc là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ liên Triều khi không ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn. Bình Nhưỡng cũng cho rằng, Hàn Quốc đã từ bỏ “niềm tin và lời hứa”. Do đó Triều Tiên sẽ không thảo luận về mối quan hệ với Hàn Quốc thêm nữa.

Cũng theo Rodong Sinmun, người dân Triều Tiên đã sẵn sàng tham gia vào chiến dịch rải truyền đơn quy mô lớn chống lại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, việc chính phủ Triều Tiên chưa đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào vào sáng nay (18/6) khiến giới quan sát lo ngại khả năng chính quyền Bình Nhưỡng có thể đang âm thầm chuẩn bị cho một hành động quân sự. Về phần mình, quân đội Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ “phải trả giá” nếu có hành động quân sự thực tế.

Còn hôm 17/6, chuyên trang theo dõi hàng không Aircraft Spot tiết lộ chiếc máy bay hai động cơ An-148 của Chủ tịch Kim Jong-un được phát hiện bay tới phía đông bắc vào lúc 10h sáng (giờ địa phương) hôm 17/6. Tuy nhiên, tín hiệu máy bay đã biến mất khi tới gần tỉnh Bắc Hamkyong.

Theo hướng bay của chiếc An-148, nhiều người cho rằng chuyên cơ của ông Kim tới thành phố biển nằm ở phía đông Sinpo. Đây được xem là nơi Triều Tiên cho triển khai đóng một chiếc tàu ngầm mới và đang trong giai đoạn cuối sản xuất. Tàu ngầm mới của Triều Tiên được cho có tải trọng 3.000 tấn và có khả năng mang theo 3 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Sóng gió liên tục ập tới

Giới chuyên gia nhận định, mối quan hệ liên Triều đang ở giai đoạn tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua sau vụ việc Triều Tiên cho phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc.

Mối quan hệ Hàn – Triều liên tục dâng lên lại tụt xuống kể từ khi hai nước thông qua Tuyên bố chung vào ngày 15/6 trong hội nghị thượng đỉnh lịch sử lần đầu tiên vào năm 2000. Nhưng đây là lần đầu tiên quan hệ giữa hai nước đứng trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn.

Thậm chí, hôm 17/6, ông Jang Kum-chol, Trưởng Ban Mặt trận thống nhất thuộc đảng Lao động Triều Tiên còn nhấn mạnh, vụ việc phá hủy văn phòng liên lạc chung đã cho thấy các cuộc đối thoại liên Triều trong hai năm qua chỉ là “giấc mơ xuân”.

Theo giới quan sát, Triều Tiên có thể bắt đầu bằng hành động cho nổ tung hoặc phá hủy các nhà máy, khách sạn và cửa hàng của Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung Kaesong và trên núi Kumgang, cũng như có hành động khiêu khích quân sự tại DMZ, Đường phân giới quân sự (MDL) và Đường giới hạn phía bắc (NLL) trên Hoàng Hải.

Hồi tháng 10/2019, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un từng ra yêu cầu phá hủy các công trình “gây chướng mắt” của Hàn Quốc tại khu nghỉ dưỡng Kumgang. Nhưng tới tháng 1/2020, Triều Tiên nói với Hàn Quốc rằng, chương trình dỡ bỏ sẽ được lùi lại để tập trung cho cuộc chiến chống Covid-19. 

Sau khi hứng chịu liên tiếp những lời chỉ trích được cho là “thô lỗ và phi lý” từ phía em gái Chủ tịch Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong, văn phòng Tổng thống Moon Jae-in cho hay Hàn Quốc sẽ không chịu đựng thêm những lời nói và hành động vô lý của Triều Tiên.

Đáng nói, hôm 17/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gia hạn thời gian thực thi các biện pháp trừng phạt Triều Tiên thêm một năm nữa do những "mối đe dọa bất thường" từ hành động gần đây của Bình Nhưỡng.

Trong thông báo gửi tới Quốc hội, ông Trump cho biết ông muốn tiếp tục duy trì "tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến Triều Tiên", được công bố lần đầu tiên vào ngày 26/6/2008 thông qua sắc lệnh 13466.

Sắc lệnh 13466 được chính quyền của Tổng thống Trump và các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm mở rộng thêm, nhằm tăng cường trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Theo Tổng thống Trump, hành động và chính sách của Triều Tiên "gây bất ổn trên bán đảo Triều Tiên cũng như đặt các lực lượng vũ trang Mỹ, đồng minh và những đối tác thương mại trong khu vực vào vòng nguy hiểm".

Việc gia hạn tình trạng khẩn cấp được Tổng thống Trump đưa ra đúng thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng gia tăng.  

Cách đây vài ngày, Triều Tiên cũng cảnh báo Mỹ tránh can thiệp vào quan hệ liên Triều, nếu như muốn có một cuộc bầu cử suôn sẻ vào tháng 11 tới.

Theo giới chuyên gia, Triều Tiên vẫn gia tăng sức ép để buộc Mỹ nhượng bộ và sau đó hai bên sẽ tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán giải trừ hạt nhân. Trong vòng 2 năm qua, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã gặp mặt 3 lần. Nhưng dường như mối quan hệ thân thiết cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo vẫn không thể cứu vãn quan hệ chính trị hai nước.

Triều Tiên đưa lính tới các đồn trống ở DMZ

Triều Tiên đưa lính tới các đồn trống ở DMZ

Triều Tiên được cho đã điều động thêm lực lượng tới các chốt canh gác bị bỏ trống trong vùng phi quân sự (DMZ), sau cảnh báo sẽ cho tăng cường quân sự ở khu vực này.  

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !