Những dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
Các chuyên gia của Bloomberg Economics mới đây đã nêu tên những rủi ro chính mà các nền kinh tế toàn cầu có thể gặp phải trong năm 2022.
Cụ thể, Bloomberg đã nêu tên những rủi ro kinh tế chính mà thế giới phải đối mặt vào năm 2022. Trong số đó có các chiến dịch đóng cửa do biến chủng mới, “các cuộc nổi dậy” do giá lương thực tăng và nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc…
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp trong năm 2021 đã tác động mạnh tới nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Reuters) |
Theo Bloomberg, trong các dự báo cơ bản hầu hết các nhà kinh tế bao gồm cả các nhà phân tích tại Bloomberg Economics kỳ vọng kinh tế sẽ phục hồi bền vững, tốc độ tăng giá chậm lại và nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, theo các nhà dự báo, kinh nghiệm trong 2 năm qua đã chỉ ra rằng rất nhiều điều “có thể xảy ra sai lầm”.
Biến chủng Covid-19 mới
Theo các chuyên gia của Bloomberg, một biến chủng Covid-19 mới có khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn các biến thể trước đó, do đó có thể làm chậm lại đáng kể sự phục hồi kinh tế. Việc khôi phục lại các chế độ kiểm dịch đang diễn ra một phần ở Anh và các nước khác, sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2022 xuống còn 4,2% so với 4,7% trong dự báo cơ bản của Bloomberg Economics.
Nếu biến chủng Omicron gần đây đã bắt đầu lây lan khắp thế giới, không gây ra sự gia tăng mạnh về tỷ lệ tử vong, người dân có thể quay trở lại “chuẩn mực trước đại dịch”, điều này sẽ làm tăng thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ. Trong trường hợp này, như các nhà phân tích dự đoán, tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng lên 5,1%.
Sự lây lan của biến chủng mới có thể dẫn đến gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, đối với điều này có những điều kiện tiên quyết khác như: mức lương trung bình vốn đang tăng đáng kể ở Mỹ có thể tăng cao hơn nữa; căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến giá khí đốt tăng mạnh và biến đổi khí hậu.
FED thay đổi chính sách
Các nhà phân tích nhìn thấy những rủi ro của việc thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo mô hình kinh tế học của Bloomberg, nếu FED tăng lãi suất 3 lần vào năm 2022 và báo hiệu thắt chặt chính sách hơn nữa, lên đến mức tăng lãi suất 2,5%, điều này sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu kho bạc cao hơn và chênh lệch tín dụng rộng hơn, sau đó là suy thoái sớm vào năm 2023.
“Việc tăng lãi suất ở Mỹ cũng có thể dẫn đến đồng USD mạnh lên và dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Kết quả là Argentina, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ai Cập sẽ bị đe dọa, các quốc gia có nợ công thấp và thặng dư tài khoản vãng lai dương, bao gồm Saudi Arabia và Nga, sẽ ít rủi ro hơn”, các nhà phân tích dự đoán.
Nền kinh tế Trung Quốc “giảm tốc”
Trong quý 3/2021, nền kinh tế Trung Quốc “đình trệ” do nhà phát triển bất động sản Evergrande có nguy cơ vỡ nợ, hạn chế dịch bệnh và thiếu điện. Trung Quốc có thể sẽ đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng, nhưng 2 vấn đề khác có thể vẫn còn.
Thương mại toàn cầu đang chậm lại trong bối cảnh gián đoạn sản xuất cùng với sự sụt giảm của nguồn cung và nhu cầu nhập khẩu. (Ảnh: AP) |
Các nhà phân tích của Bloomberg Economics cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống 3% vào năm 2022 (thay vì 5,7% trong kịch bản trước đây của Bloomberg Economics) điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Ảnh hưởng lâu dài của đại dịch Covid-19
Nhiều quốc gia đã chi ngân sách đáng kể để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch giờ đây sẽ buộc phải “thắt lưng buộc bụng”. Công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc UBS ước tính rằng, việc cắt giảm chi tiêu của các chính phủ vào năm 2022 sẽ lên tới khoảng 2,5% GDP toàn cầu.
Theo các chuyên gia của Bloomberg Economics, con số này gấp khoảng 5 lần các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” năm 2008 đã làm chậm quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Sự kết hợp giữa ảnh hưởng của Covid-19 và biến đổi khí hậu đã khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao kỷ lục. Trong năm tới, giá lương thực có thể tiếp tục tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bất ổn và thậm chí là “các cuộc nổi dậy” ở các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, bao gồm các quốc gia Trung Đông, Sudan, Yemen và Lebanon.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Bloomberg Economics cũng đưa ra một viễn cảnh tích cực cho năm 2022. Theo đó, Mỹ sẽ tuân thủ chính sách mở rộng chi tiêu ngân sách, điều này sẽ “bảo vệ nền kinh tế bên bờ vực sụt giảm và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng”.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia dự báo, các hộ gia đình cũng sẽ bắt đầu chi tiền tiết kiệm hơn do tích lũy được trong thời kỳ đại dịch giúp khôi phục hoạt động kinh tế, trong khi Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh và nhà ở giá cả phải chăng, đồng thời Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tăng xuất khẩu toàn cầu.
Tạp chí Time chọn ai là Nhân vật của năm 2021?
Người sáng lập hãng xe điện Tesla và công ty tàu vũ trụ SpaceX của Mỹ, tỷ phú Elon Musk, được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm 2021.
Thanh Bình (lược dịch)