Nga bình luận về thiệt hại hàng tỉ USD của Ukraine từ Nord Stream 2

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga thông qua Ukraine sẽ tiếp tục, miễn là các hợp đồng liên quan có hiệu lực, Nga không có mục đích ngừng cung cấp khí đốt khi Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) đi vào vận hành.

Nhận định trên của ông Dmitry Birichevsky, Giám đốc Vụ hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm 31/5.

“Bây giờ hợp đồng đã có hiệu lực, sau đó sẽ có các cuộc đàm phán giữa Gazprom và các đối tác ở Ukraine. Chúng tôi không có nhiệm vụ ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine. Nga chưa bao giờ sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên như một yếu tố gây áp lực hoặc tống tiền. Khí đốt của Nga cần ở một số khu vực nhất định của châu Âu, chúng sẽ đến tay người tiêu dùng một cách đáng tin cậy và có thể đoán trước được”, ông Birichevsky khẳng định.

{keywords}
Việc không còn là quốc gia trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu sẽ khiến nền kinh tế Ukraine phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. (Ảnh: RIA)

Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng Nord Stream 2 là một dự án kinh tế thuần túy và có một số nghĩa vụ hợp đồng liên quan đến việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine.

“Những nguồn cung cấp này thông qua Ukraine sẽ tiếp tục miễn là các hợp đồng liên quan có hiệu lực”, Giám đốc Vụ hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.

Trong khi đó, người đứng đầu công ty “Nhà điều hành GTS của Ukraine” ông Sergei Makogon mới đây cho biết, nền kinh tế Ukraine sẽ mất 5-6 tỉ USD mỗi năm nếu Nord Stream 2 được khởi động. Theo ông Makogon, Ukraine cũng sẽ thiệt hại 1,5 tỉ USD nếu Nga ngừng vận chuyển khí đốt và 2-3 tỉ USD khác do chi phí khí đốt của Ukraine tăng lên, do việc vận chuyển từ nước này đến Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng giá.

Đồng thời, ông Makogon cho rằng việc ngừng vận chuyển khí đốt hoàn toàn qua Ukraine là không thể. Và việc Kiev mua nhiên liệu từ các bên trung gian, bằng cách này hay cách khác sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu khí đốt của Nga.

Người đứng đầu Cơ quan điều hành GTS Ukraine tin rằng những tổn thất nói trên có thể được bù đắp bằng cách tăng sản lượng khí đốt của chính nước này. Để làm được điều đó, cần phải kích thích hoạt động kinh doanh và mang lại lợi ích tối đa cho các công ty sản xuất khí đốt trong nước.

Còn trong thời điểm trước mắt, Kiev vẫn sẽ nỗ lực đề nghị Mỹ gây sức ép lên các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức nhằm hủy bỏ dự án Nord Stream 2. Nếu vậy họ sẽ cần phải thật khẩn trương, bởi vì vào thời điểm hiện tại, ước tính trên 95% công việc đã được hoàn thành.

Trước đó, theo nhà điều hành GTS Ukraine, trong tháng 2 lượng khí đốt tự nhiên vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine đã giảm 25% so với tháng 1, xuống còn 2,91 tỉ m3.

Lý do cho việc này là Gazprom đang giảm dần lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine. Kể từ khi thông đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, quá trình vận chuyển qua Ukraine đã được chuyển hoàn toàn sang Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria bằng các đường ống dẫn khí mới. Kể từ ngày 1/4, nguồn cung cấp khí đốt cho Romania được đảm bảo đầy đủ từ Bulgaria thông qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu nhà điều hành GTS Ukraine cho rằng, ở phía Nam, các đường ống dẫn khí quá cảnh qua Ukraine hiện đang chỉ cung cấp cho Moldova. Ngoài ra, nếu Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được quá cảnh qua Bulgaria và Serbia, thì Gazprom sẽ chuyển sang đường ống dẫn khí quá cảnh tới Hungary.

Vào cuối tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã ký một gói thỏa thuận về việc tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo hợp đồng 5 năm, Gazprom đảm bảo bơm 65 tỉ m3 khí đốt vào năm 2020 và 40 tỉ m3 khí trong 4 năm tiếp theo. Những thỏa thuận này đảm bảo rằng việc vận chuyển tiếp tục sau khi hết hạn hợp đồng trước đó.

Cựu đầu bếp Điện Kremlin tiết lộ về sở thích ẩm thực của ông Putin

Cựu đầu bếp Điện Kremlin tiết lộ về sở thích ẩm thực của ông Putin

Đầu bếp người Pháp Jerome Rigaud, người đã làm việc ở Điện Kremlin trong vài năm đã tiết lộ về sở thích ẩm thực của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thanh Bình (lược dịch)

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Ông Trump bị truy tố lần thứ hai, đối mặt 7 tội danh

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự vì xử lý sai nhiều tài liệu mật của chính phủ.

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính của con trai Tổng thống Mỹ bị tiết lộ

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính xách tay của Hunter Biden, con trai đương kim Tổng thống Mỹ, đã bị tổ chức phi lợi nhuận cánh hữu Marco Polo đăng tải lên mạng.

Sập cầu gỗ ở trại hè, hàng chục thanh thiếu niên Mỹ bị thương

Theo cơ quan chức năng Mỹ, rất may không có ai thiệt mạng trong vụ việc trên.

Mỹ thông qua luật tước vị thế 'nước đang phát triển' của Trung Quốc

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua "Đạo luật chấm dứt địa vị quốc gia đang phát triển của Trung Quốc", trong bối cảnh nước này tập trung cạnh tranh với nền kinh tế số 2 thế giới.

Những thành phố có chi phí sống đắt đỏ nhất thế giới với người nước ngoài

Khảo sát tại 207 thành phố trên thế giới cho thấy, New York đứng thứ nhất trong danh sách các thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất với người nước ngoài.

Đang cập nhật dữ liệu !