Thượng nghị sĩ Mỹ Kamala Harris, “phó tướng” của ông Joe Biden đã làm nên lịch sử khi là người phụ nữ da màu gốc Á và gốc Phi đầu tiên trở thành nữ phó tổng thống đắc cử trong lịch sử Mỹ.
Là một phụ nữ da màu trong chính trường bị áp đảo bởi các chính trị gia nam giới da trắng, bà Harris, con của một người Mỹ gốc Jamaica và một người Mỹ gốc Ấn đã liên tục phá vỡ rào cản với tên gọi “người phụ nữ của những lần đầu tiên”.
Bà là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu làm luật sư quận của San Francisco thuộc bang California (từ năm 2004-2010).
Năm 2010, bà trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên làm Tổng chưởng lý bang California. Năm 2016, bà được bầu vào Thượng viện Mỹ, là người phụ nữ da màu thứ 2 và là phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ Mỹ. Với chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ, giờ đây bà là nữ phó tổng thống đắc cử đầu tiên của nước Mỹ.
Trong bài phát biểu tối ngày 7/11, bà Harris cho biết sẽ đấu tranh để khôi phục các nguyên tắc hòa nhập của nước Mỹ sau 4 năm bị chia rẽ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà cho biết mình và ông Joe Biden chia sẻ “tầm nhìn về quốc gia như một cộng đồng được yêu mến, nơi tất cả mọi người được chào đón, không quan trọng họ là người ra sao, đến từ đâu và yêu quý ai”.
Nói về chiến thắng của ông Joe Biden, bà Harris cho rằng: “Joe là người chữa lành, một người mang lại sự đoàn kết, một bàn tay đầy kinh nghiệm và vững vàng. Một người từng đã trải qua sự mất mát sẽ mang lại cho ông ấy những cảm giác về mục đích, và sẽ giúp quốc gia lấy lại ý thức về mục đích của chính mình. Và một người đàn ông với một trái tim lớn, một người yêu vô điều kiện. Đó là tình yêu của ông ấy dành cho bà Jill, người sẽ trở thành một đệ nhất phu nhân tuyệt vời”.
Bà Harris khẳng định sẽ cố gắng “trung thành, chân thực và luôn sẵn sàng” để khôi phục lại nước Mỹ, vượt qua dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt chủng tộc và chống lại biến đổi khí hậu.
Sau đây là những khoảnh khắc ấn tượng của bà Kamala Harris - ‘người phụ nữ của những lần đầu tiên’:
Tổng chưởng lý của California Kamala Harris tham dự một cuộc họp báo vào ngày 23/5/2011.
Tổng chưởng lý California Kamala Harris phát biểu tại phiên họp thứ hai của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ tại Charlotte, Bắc Carolina ngày 5/9/2012.
Từ trái sang, Thượng nghị sĩ bang California Dianne Feinstein, Hạ nghị sĩ bang Texas Sheila Jackson Lee, và Thượng nghị sĩ Kamala Harris trước phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Capitol Hill ở Washington, ngày 27/9/2018.
Bà Kamala Harris rời Thượng viện sau cuộc bỏ phiếu xác nhận cho Thẩm phán Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh ở Washington, ngày 6/10/2018.
Bà Kamala Harris chụp ảnh với người hâm mộ sau cuộc họp tại tòa thị chính ở Portsmouth, New Hampshire, ngày 18/2/2019.
Bà Kamala Harris hoạt động tại Keene State College ở Keene, New Hampshire, ngày 23/4/2019.
Bà Kamala Harris tham gia một cuộc biểu tình với các công nhân McDonalds đình công đòi mức lương tối thiểu 15$ ở Las Vegas, Nevada, ngày 14/6/2019.
Bà Kamala Harris và ông Joe Biden trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai của đảng Dân chủ năm 2020 ở Detroit, Michigan, ngày 31/7/2019.
Bà Kamala Harris lắng nghe câu hỏi từ khán giả trong một diễn đàn ở Las Vegas, Nevada, ngày 2/10/2019.
Từ trái sang, bà Jill Biden, ông Joe Biden, bà Kamala Harris và chồng Douglas Emhoff ăn mừng sau khi ông Biden được chọn để tranh cử tổng thống năm 2020 của đảng Dân chủ tại Wisconsin, ngày 20/8/2020.
Bà Kamala Harris gặp Thống đốc California Gavin Newsom tại địa điểm xảy ra đám cháy Creek ở Auberry, California, ngày 15/9/2020.
Bà Kamala Harris chào những người ủng hộ khi bà đến tham dự một cuộc vận động tranh cử ở Fayetteville, Bắc Carolina, ngày 1/11/2020.
Ông Joe Biden và bà Kamala Harris tại một buổi họp báo về kết quả bầu cử ở Wilmington, Delaware, ngày 4/11/2020. (Ảnh: Reuters)
Thượng nghị sĩ Mỹ Kamala Harris trở thành người phụ nữ da màu gốc Á và gốc Phi đầu tiên của Mỹ được chọn đứng chung liên danh tranh chức tổng thống của một chính đảng lớn.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.