Chân dung nữ ‘phó tướng’ gốc Á - Phi của ông Biden

Thượng nghị sĩ Mỹ Kamala Harris trở thành người phụ nữ da màu gốc Á và gốc Phi đầu tiên của Mỹ được chọn đứng chung liên danh tranh chức tổng thống của một chính đảng lớn.

Hôm 11/8, Thượng Nghị sĩ bang California Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi chính thức trở thành người phụ nữ da màu gốc Á và gốc Phi đầu tiên tiếp nhận đề cử liên danh Phó Tổng thống cùng ứng cử viên Tổng thống Joe Biden.

Theo ông Biden, bà Harris là một “chiến binh” không sợ hãi trước những người đàn ông và là một trong những chính trị gia tài ba của đất nước.

{keywords}
Bà Kamala Harris là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên đại diện đảng lớn trong cuộc đua vào Nhà Trắng. (Ảnh: Globallookpress)

Kamala Harris là ai?

Kamala Harris, tên đầy đủ là Kamala Devi Harris, bà là chính trị gia và luật sư người Mỹ, sinh ngày 20/10/1964. Bà Kamala Harris sinh ở Oakland, California, bố gốc Jamaica, mẹ gốc Ấn Độ đều là người nhập cư.

Cha mẹ của Harris, Shyamala Gopalan và Donald Harris, đều là các nhà trí thức nhập cư. Mẹ bà - Shyamala Gopalan là một nhà khoa học về ung thư vú di cư từ Tamil Nadu, Ấn Độ năm 1960 để theo học tiến sĩ ngành Nội tiết học tại Đại học California-Berkeley. Cha bà - Donald Harris là một giáo sư danh dự chuyên ngành Kinh tế của Đại học Stanford, nhập cư từ Jamaica năm 1961 để học kinh tế tại Đại học California-Berkeley.

Họ gặp nhau tại U.C. Berkeley, ly hôn khi Kamala Harris 7 tuổi và bà chủ yếu sống với mẹ. Mẹ của bà, một nhà nghiên cứu ung thư vú đã qua đời vì ung thư ruột kết vào năm 2009, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đến cuộc đời bà.

Theo Politico, mẹ bà Harris đã chọn cái tên Kamala cho con gái đầu lòng như một niềm tự hào riêng với nguồn cội Ấn Độ. Bởi Kamala có nghĩa là “sen” và cũng là một tên khác của nữ thần Lakshmi trong Hindu giáo.

Ngay từ năm 13 tuổi, cô gái nhỏ Kamala Harris đã cùng em gái Maya “lãnh đạo” thành công một cuộc biểu tình ngay trước tòa nhà chung cư đang sống để phản đối chính sách cấm trẻ em vui chơi trên cỏ.

Lớn lên với ảnh hưởng của người mẹ gốc Ấn, nhưng nền tảng văn hóa và tư duy lại được chăm bẵm như một hậu duệ của người gốc Phi. Kamala Harris tốt nghiệp Đại học Howard với bằng cử nhân Khoa học Chính trị và Kinh tế năm 1986, tốt nghiệp trường Luật Hastings College năm 1989 và bắt đầu đi làm tại Văn phòng Công tố quận Alameda.

{keywords}
Bà Kamala Harris được công chúng trên toàn thế giới biết tới là cộng sự của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. (Ảnh: Globallookpress)

Sự nghiệp

Năm 2014, Harris kết hôn với luật sư Douglas Emhoff của Los Angeles. Hai người con riêng của Emhoff là Cole và Ella gọi bà là “Momala”.

Năm 2003, bà trở thành Trưởng công tố thành phố San Francisco, sau khi đánh bại "sếp cũ" của mình - ông Terence Hallinan rồi nhanh chóng được bổ niệm làm Trưởng công tố viên bang California.

Bà Kamala Harris tiếp tục thăng tiến trên con đường sự nghiệp khi dành được chức vụ Tổng Chưởng lý bang California vào tháng 11/2010, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên và cũng là người phụ nữ đầu tiên nắm chức vụ này.

Trên cương vị này, bà thương thuyết thành công với 5 ngân hàng lớn nhất nước để các ngân hàng phải bồi thường về lối làm ăn thiếu chính đáng của họ trong lĩnh vực cho vay tiền thế chấp mua nhà, buộc các ngân hàng chi ra 20 triệu USD, cao gấp 5 lần con số do tiểu bang California đề nghị.

Năm 2016, bà giành được một ghế tại Thượng viện. Kamala Harris gây chú ý khi năm sau, 2017, bà trở thành người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên phục vụ trong cương vị thượng nghị sĩ (Đảng Dân chủ), đại diện cho bang California. Tại Thượng viện, bà có chân trong nhiều tiểu ban quan trọng, trong đó có Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ, Ủy ban Đặc biệt về Tình báo, Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Phân bổ Ngân sách.

{keywords}
Tính cách niềm nở, thân thiện và khả năng tranh lận cùng tư duy nhạy bén đã trở thành điểm cộng của bà Harris. (Ảnh: Globallookpress)

Bước vào chính trường thực thụ, bà nổi như cồn nhờ tài năng chất vấn nhằm vào ứng cử viên được đề cử vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ Brett Kavanaugh cũng như Tổng công tố liên bang William Barr tại các phiên điều trần ở Thượng viện hay cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và cấp phó Rod Rosenstein của ông.

Bà Kamala Harris tự cho mình là “công tố viên cấp tiến”, như đề xuất gắn máy quay loại nhỏ trên trang phục một số nhóm đặc vụ tại Sở Tư pháp California sau đó trở thành quy định tại bang này, hay mở kho cơ sở dữ liệu về tội phạm cho người dân quyền truy cập tự do tuy sau chưa thành công. “Kamala là một cảnh sát” có lẽ là cách mà mọi người ấn tượng về tính cách của bà.

Gần đây, bà đã viết một dự luật cải tổ cảnh sát, tham gia cùng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders xây dựng dự luật cung cấp cho hầu hết người Mỹ 2.000 USD mỗi tháng trong đại dịch Covid-19. Bà  cũng tham gia những dự luật quan trọng khác, như dự luật cải cách tại ngoại với Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky và dự luật về quấy rối tình dục công sở với Thượng nghị sĩ Alaska Lisa Murkowski.

“Cặp bài trùng” với ông Joe Biden

Sau khi phỏng vấn 11 ứng viên trong 10 ngày liên tiếp, cuối cùng cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn người ra đứng chung liên danh với ông, vào lúc chỉ còn có 84 ngày nữa là tới ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2020. Người được ông Biden chọn sau một thời gian cân nhắc là Thượng nghị sĩ đại diện bang California - bà Kamala Harris.

Bà Harris từng là ứng viên tổng thống 2020 của đảng Dân chủ, gây tiếng vang trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử sơ bộ tìm ứng viên đại diện cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống. Bà từng tham gia các cuộc tranh luận trực tiếp với các ứng viên tổng đảng Dân chủ, trong đó có ông Biden, trước khi tuyên bố rút lui vào tháng 12/2019 do tỷ lệ ủng hộ giảm dần và thiếu ngân sách tranh cử.

{keywords}
Các thành viên đảng Dân chủ nhận định, ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ trở thành một cặp bài trùng giúp phát triển đất nước. (Ảnh: Globallookpress)

Việc ông Biden lựa chọn bà Harris làm người đứng chung liên danh tranh cử được coi là một cột mốc quan trọng. Vì không chỉ là người phụ nữ da màu đầu tiên, người gốc Ấn đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ được chọn đứng chung liên danh tranh chức tổng thống của một chính đảng lớn, việc chọn bà cũng làm nổi bật lên một sự thay đổi đáng chú ý ở Mỹ: Sự gia tăng của một làn sóng trẻ em nhập cư mới, hay những người Mỹ thế hệ thứ hai, như một lực lượng chính trị và văn hóa đang phát triển, khác với bất cứ lực lượng nào đã đến trước đây.

Người phụ nữ gốc Ấn Độ và Jamaica cho biết bà sẽ đấu tranh để khôi phục các nguyên tắc hòa nhập của nước Mỹ sau 4 năm bị chia rẽ dưới chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Bà Harris cho hay, mẹ bà đã dạy các con gái hãy “ý thức và từ bi trước các cuộc đấu tranh của tất cả mọi người” và tin rằng “cuộc đấu tranh vì công lý là một trách nhiệm chung”.

Thượng Nghị sĩ Harris nói bà và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ “một tầm nhìn về quốc gia như một cộng đồng được yêu mến – nơi tất cả mọi người được chào đón, không quan trọng chúng ta như thế nào, chúng ta đến từ đâu hoặc chúng ta yêu ai”.

Bà Harris thường lập luận rằng các sách lược của Tổng thống Donald Trump đã khiến đất nước bị chia rẽ. Cũng trong bài phát biểu chấp nhận đề cử, bà Kamala Harris cũng kêu gọi người dân Mỹ hãy đồng hành cùng bà để đấu tranh cho vấn nạn phân biệt chủng tộc và sự bài ngoại.

Nữ thượng nghị sĩ 55 tuổi của bang California là người phụ nữ thứ 3 trong lịch sử Mỹ được chọn tranh cử ghế phó tổng thống Mỹ. Trước bà là thống đốc bang Alaska Sarah Palin (năm 2008) và dân biểu bang New York Geraldine Ferraro (1984).

Những ‘biến động’ mới nhất trước khi công bố kết quả bầu cử Mỹ

Những ‘biến động’ mới nhất trước khi công bố kết quả bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vẫn chưa ngã ngũ khi 6 bang còn lại vẫn đang kiểm phiếu bao gồm, Alaska, Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina, Arizona và Nevada.

Thanh Bình (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !