Hé lộ lý do ông Biden từng đến Liên Xô hai lần

Năm 1979, Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Joe Biden đã đến Liên Xô, khi đó ông đứng đầu một nhóm thượng nghị sĩ.

Mục đích chính của chuyến thăm là thuyết phục các đồng nghiệp Thượng viện ủng hộ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-2) giữa Mỹ và Liên Xô. Ông Biden đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev, Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin và Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko.

Sau đó, chính trị gia người Mỹ nói rằng ông nhớ những lời của Thủ tướng Kosygin trước khi bắt đầu cuộc đàm phán: “Chúng tôi không tin tưởng bạn và bạn cũng không tin tưởng chúng tôi. Và mọi người đều có lý do chính đáng cho điều đó”.

Vào ngày 26/8/1979, TASS báo cáo rằng, ông Biden và các thượng nghị sĩ khác đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Tổ quốc để vinh danh những cư dân của Leningrad đã hy sinh trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. “Nhân loại biết ơn người dân Leningrad vì chiến công tuyệt vời”, ông Biden nói.

{keywords}
Ông Biden đến thăm Liên Xô đàm phán về kiểm soát vũ khí. (Ảnh: YouTube)

Ngày 15/1/1988, ông Biden với tư cách là thành viên Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ có chuyến đi thứ hai đến Liên Xô theo lời mời của Xô-viết Tối cao Liên Xô, tại Moscow ông gặp lại Ngoại trưởng Gromyko khi đó là Chủ tịch Xô-viết Tối cao. Vốn là một nhà ngoại giao lão luyện, ông Gromyko bày tỏ hi vọng các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ đạt kết quả như mong muốn.

Chủ đề của cuộc họp một lần nữa lại đề cập đến vấn đề giải trừ quân bị. Vào thời điểm đó, Liên Xô và Mỹ đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về việc cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Ngoài ra, với tư cách là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Biden đã thảo luận với giới lãnh đạo Liên Xô về việc sắp tới phê chuẩn hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Trong cuộc trò chuyện với ông Gromyko, ông Biden đã trích dẫn ý kiến ​​của các chính trị gia phương Tây rằng thế giới không thể được bảo tồn nếu có vũ khí hạt nhân. Đáp lại, nhà lãnh đạo Liên Xô nói rằng sẽ không cần bom nguyên tử và tên lửa nếu thế giới có một “hệ thống an ninh toàn diện” dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc của nhau.

Không biết ông Biden có đồng ý với những dự án táo bạo như vậy không, nhưng ông kết thúc cuộc trò chuyện bằng những lời: “Bây giờ chúng ta có một cửa sổ mở và chúng ta phải làm mọi thứ để nó không đóng lại đó là phê chuẩn hiệp ước Liên Xô - Mỹ”.

Ông Biden gần như công khai có thiện cảm với Nga cho đến đầu những năm 2000. Cùng với Thượng nghị sĩ Richard Lugar, ông đưa ra ý tưởng tái cơ cấu một phần khoản nợ của Liên Xô do Nga trả.

Tuy nhiên, vào cuối nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Putin, thái độ của ông Biden đối với Nga đã thay đổi. Thượng nghị sĩ nằm trong số 115 chính trị gia phương Tây, sau những sự kiện bi thảm ở Beslan đã ký một thông điệp chung gửi chính quyền Nga.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, khi đó ông Biden trở thành Phó tổng thống, Mỹ đã theo đuổi chính sách “thiết lập lại quan hệ”. Thuật ngữ này được ông Biden sử dụng lần đầu tiên vào tháng 2/2009.

Đồng thời, Washington tiếp tục tìm cách chống lại sự trỗi dậy của Nga trong không gian hậu Xô Viết. Vào tháng 7/2009, ông Biden đã có chuyến thăm tới Gruzia và Ukraine, sau đó ông đã trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal. Phó tổng thống dự đoán về sự suy yếu kinh tế của Nga và bày tỏ quan điểm rằng, cuối cùng thì Moscow sẽ phải tuân theo chính sách của Mỹ.

Giới chuyên gia cho rằng, cựu thượng nghị sĩ sẽ không đi chệch khỏi ranh giới giải trừ quân bị nhất quán. Từ khi nắm quyền Nhà Trắng vào tháng 1/2021, Tổng thống đắc cử Joe Biden là người ủng hộ tích cực cho việc ký kết hiệp ước START tiếp theo.

Cựu Thượng nghị sĩ Bill Bradley, người từng thăm Moscow năm 1979 chia sẻ: “Ông Biden hiểu về Liên Xô, Nga và có kinh nghiệm đối với Tổng thống Vladimir Putin. Ông ấy hiểu điều gì là có thể và điều gì là không”.

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua nhà vệ sinh tại Thế vận hội Tokyo

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua nhà vệ sinh tại Thế vận hội Tokyo

Chuyên gia sinh vật học, giáo sư Đại học George Mason (Mỹ), bà Ancha Baranova trong một cuộc phỏng vấn với Lenta.ru, đã đánh giá hiệu quả của việc xét nghiệm Covid-19 đối với các vận động viên sẽ tham gia tại Thế vận hội Olympic ở Tokyo.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !