Hàn Quốc có 4 ca nhiễm Omicron dù đã tiêm mũi tăng cường

Hàn Quốc phát hiện 4 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron dù đã tiêm mũi tăng cường vắc xin Covid-19

Hàn Quốc phát hiện 4 trường hợp đã tiêm mũi tăng cường vắc xin Covid-19 nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona và cụ thể là nhiễm biến chủng Omicron.

Thông tin này khiến nhiều người hoài nghi về mức độ bảo vệ của các loại vắc xin Covid-19 trước biến chủng Omicron. Dù trước đó, một số báo cáo nhấn mạnh 3 mũi vắc xin Covid-19 có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ nhiễm biến chủng mới.

{keywords}
Sinh viên Hàn Quốc tiêm vắc xin Covid-19. (Ảnh: Korea Times)

Korea Times dẫn tuyên bố từ Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) hôm 18/12 cho hay, nước này có thêm 12 ca nhiễm Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới lên 178 kể từ ngày đầu tiên phát hiện 1/12.

Toàn bộ 12 ca mới nhiễm Omicron được xác định đi từ nước ngoài về Hàn Quốc. Trong số này, 6 ca được báo cáo đi từ Mỹ về Hàn Quốc, 4 ca từ Anh, 1 ca từ Ghana và 1 ca từ Tanzania.

Dựa trên lịch sử tiêm phòng của 178 bệnh nhân nhiễm Omicron, KDCA cho hay 88 người chưa tiêm phòng, 4 người tiêm chưa đủ mũi tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc họ mới tiêm 1 mũi vắc xin hoặc chưa đủ 2 tuần sau mũi tiêm cuối cùng. Bên cạnh đó, 76 bệnh nhân nhiễm Omicron đã tiêm đủ 2 mũi tiêu chuẩn, nhưng có 4 người vẫn nhiễm biến chủng mới dù đã tiêm mũi vắc xin Covid-19 tăng cường. Ngoài ra, 6 bệnh nhân còn lại không có hồ sơ tiêm phòng rõ ràng.

Những dữ liệu về biến chủng Omicron trên toàn thế giới vẫn còn rất hạn chế. Nhưng theo nghiên cứu ban đầu của trường Imperial College London ở Anh, mũi vắc xin Covid-19 tăng cường có hiệu quả ngăn phát triệu chứng nặng do nhiễm biến chủng Omicron từ 80 – 86%, so với tỷ lệ 97% do nhiễm biến chủng Delta.

Tính tới ngày 19/12, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận trong 5 ngày có số ca mắc Covid-19 trong ngày dưới con số 7.000. Tuy nhiên, số ca trở nặng do nhiễm virus corona vẫn phá kỷ lục, giữa lúc chính phủ Hàn Quốc tái áp đặt các quy định để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

KDCA thông báo hôm 19/12, Hàn Quốc có thêm 6.236 ca mắc Covid-19, giảm so với con số 7.313 ca vào ngày 18/12 và từ con số kỷ lục 7.850 ca hôm 15/12.

Số bệnh nhân nguy kịch do mắc Covid-19 ở mức cao nhất từ trước tới nay với 1.025 ca vào ngày 19/12. Tổng số bệnh nhân tử vong vì Covid-19 tại Hàn Quốc là 4.722. Tỷ lệ tử vong do mắc Covid-19 tại đất nước củ sâm là 0,84%.

Từ ngày 18/12, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tái áp dụng các biện pháp khắt khe nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trên lãnh thổ quốc gia và có hiệu lực thi hành tới ngày 2/1/2022.

Chiến lược “sống chung với Covid-19” cũng buộc phải tạm dừng, sau khi chính phủ Hàn Quốc cho thực hiện từ cuối tháng 11.

Theo quy định mới, hoạt động tụ tập riêng tư bị giới hạn tối đa 4 người trên phạm vi cả nước, rút từ 6 người ở thủ đô Seoul và 8 người ở các khu vực khác trong quy định trước đây.

Còn từ 21 – 22h là lệnh giới nghiêm đối với lĩnh vực kinh doanh. Tùy vào từng loại hình dịch vụ mà thời gian đóng cửa sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, chỉ những người đã tiêm phòng đầy đủ vắc xin Covid-19 mới được phép sử dụng dịch vụ ở nhà hàng và quán cà phê cùng những người khác. Những người chưa tiêm phòng chỉ có thể ngồi một mình, hoặc phải mua mang về.

Các trường học ở đại đô thị Seoul sẽ nối lại hoạt động học trực tuyến bắt đầu từ ngày 20/12. Sự kiện thể thao ngoài trời chỉ được giới hạn có tối đa 300 người tham gia, Trong khi đó, các sự kiện lễ hội phải nhận được sự phê chuẩn của các ban ngành địa phương mới được tổ chức.

Covid-19 kéo dài tới năm 2024

Hãng dược Pfizer dự báo đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài tới năm 2024. Cụ thể, nhà khoa học trưởng của hãng Pfizer là ông Mikael Dolsten cho hay đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài tại một số khu vực trong 1 hoặc 2 năm tới. Trong thời gian này, các nước còn lại sẽ chuyển sang giai đoạn “dịch địa phương” với số ca mắc ở mức thấp và nằm trong phạm vi kiểm soát.

Theo ông Dolsten, đến năm 2024, Covid-19 sẽ trở thành "bệnh đặc hữu" trên toàn cầu.

“Chuyện này diễn ra khi nào và ra sao còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, mức độ hiệu quả của các loại vắc xin, phương pháp điều trị và hoạt động phân phối vắc xin tới những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Sự xuất hiện của các biến thể mới cũng ảnh hưởng đến xu hướng của dịch bệnh trong tương lai”, Reuters dẫn lời ông Dolsten.

Dự đoán của Pfizer được đưa ra trong bối cảnh biến chủng Omicron xuất hiện từ tháng 11 và đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia. So với chủng virus corona ban đầu, Omicron có nhiều hơn 50 đột biến và có nguy cơ làm giảm hiệu quả phòng bệnh của 2 liều vắc xin Covid-19 tiêu chuẩn.

Trước khi biến chủng Omicron xuất, Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Joe Biden từng dự báo đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt tại Mỹ vào năm 2022. Nhưng trên thực tế, hôm 17/12, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhận định Omicron sẽ trở thành biến thể thống trị tại Mỹ trong vài tuần tới.

Trước đó, vào ngày 16/12, Tổng thống Biden cũng đã ảnh báo về một "mùa đông bệnh tật nghiêm trọng và tử vong" đối với những người chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19. 

Bởi theo các chuyên gia, phần lớn trường hợp mắc Covid-19 phải nhập viện điều trị và tử vong là những người chưa tiêm phòng vắc xin. Hiện 61% dân số Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ. 

Cho tới nay, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca tử vong do mắc Covid-19. Trong tuần qua, số người tử vong do Covid-19 tại Mỹ đã vượt qua con số 800.000. 

Phát hiện triệu chứng hiếm gặp do nhiễm biến chủng Omicron

Phát hiện triệu chứng hiếm gặp do nhiễm biến chủng Omicron

Những bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron tại Anh có triệu chứng siêu hiếm gặp là mất cảm giác thèm ăn. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !