Hai 'mặt trận' đẩy Philippines - Ấn Độ lại gần nhau để đối phó với Trung Quốc

Chung mối quan ngại về hành động bành trướng của Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ đang đẩy mạnh các mối quan hệ song phương. 

Philippines và Ấn Độ, hai quốc gia hiện có chung mối quan ngại về hành động hung hăng xâm chiếm chủ quyền của Trung Quốc, đang xích lại gần nhau hơn thông qua các thỏa thuận mua bán tên lửa và vắc-xin Covid-19.

Vào ngày 2/3, Manila đã ký kết một thỏa thuận với New Delhi về việc mua BrahMos PJ-10, tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới do Ấn Độ sản xuất. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Philippines có kế hoạch sử dụng tên lửa này để bảo vệ các khu vực bờ biển trước sự hung hăng của Trung Quốc.

{keywords}
Philippines - Ấn Độ xích lại gần nhau để đối phó với Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Trong những tuần gần đây, đại sứ Ấn Độ ở Philippines là ông Shambhu Kumaran cũng cho biết, New Delhi đang đàm phán với Manila về việc mua 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 Covaxin do Tập đoàn Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất. Trước đó, người phụ trách chương trình mua vắc-xin của Philippines là ông Carlito Galvez Jnr thông báo Philippines sẽ mua 30 triệu liều vắc-xin Covovax sau chuyến thăm của ông này tới Ấn Độ để chốt thỏa thuận mua bán.

Philippines tiếp cận ngành dược Ấn Độ 

Ông Galvez cho biết thêm, vắc-xin Covovax được công ty Novovax của Mỹ phát triển và được sản xuất tại Viện Serum (SII) của Ấn Độ, sẽ có mặt ở Philippines vào quý III hoặc IV trong năm nay. Số vắc-xin này sẽ được dùng để tiêm cho ít nhất 70 triệu người Philippines trong vòng 12 tháng.

Truyền thông Philippines cũng cho biết mới đây Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque III cho hay, nước này đã tiêm vắc-xin Covid-19 cho 215.997 người và tất cả đều là nhân viên y tế.

Còn theo GMA News, tính tới ngày 15/3, Philippines mới nhận được 1,13 triệu liều vắc-xin do Trung Quốc tài trợ và từ Covax Facility, một cơ chế quốc tế được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19. 

Hồi đầu năm nay, ông Kishore Hemlani, nhà sáng lập Faberco vốn là đối tác của SII ở Philippines, đã nhận định rằng thỏa thuận mua bán vắc-xin Covid-19 Covovax “đặt đấu mốc quan trọng cho sự phát triển của các mối quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ”.

Dù Philippines và Ấn Độ duy trì mối quan hệ ngoại giao từ năm 1949, nhưng hai nước chưa từng thân thiết. Song vấn đề Trung Quốc và đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ. 

Theo một quan chức Philippines giấu tên, mối quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ chính thức được hâm nóng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.

“Năm 2017 đánh dấu chuyến thăm cấp cao chưa từng có của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Manila, và sau đó là chuyến đi tới Ấn Độ của Tổng thống Duterte vào năm 2018”, quan chức Philippines nói.

Cũng theo vị quan chức trên, trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi “tất cả những vấn đề liên quan tới mối quan hệ song phương đã được đưa ra thảo luận và sau đó một số bản ghi nhớ đã được ký kết bao gồm hiệp ước về ngành công nghiệp quốc phòng và hợp tác hậu cần”.

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Viện RAND Corporation nhận định, “mối quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ lớn mạnh là do hai nước ngày càng quan ngại về những hành động hung hăng mở rộng từ phía Trung Quốc”.

Theo một quan chức cấp cao khác của Philippines, Ấn Độ đang triển khai chính sách “Hướng Đông” nhằm tăng cường các mối quan hệ với những quốc gia ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Chính sách này còn ủng hộ quyền tự do đi lại trên Biển Đông và Ấn Độ cũng đã vài lần điều tàu chiến hải quân tới vùng biển chiến lược này.

Bà Darshana Baruah, nhà nghiên cứu tại Viện Hoàn bình quốc tế Carnegie Endowment nhấn mạnh thêm, New Delhi còn ủng hộ Manila trên quan điểm phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Ấn Độ từng đưa ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế năm 2016 sau khi Philippines kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông. Phán quyết đã phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông”, bà Baruah nói.

Bà Baruah cho rằng, “phần lớn mối quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ hiện nay tập trung vào xây dựng năng lực và huấn luyện nhất là về an ninh hàng hải”.

Khi được hỏi về điều mà Ấn Độ có thể hỗ trợ Philippines, một quan chức cấp cao Ấn Độ cho hay, "Đó là sự ủng hộ về mặt ngoại giao. Trên thực tế, Ấn Độ có một mạng lưới rộng lớn trong Phong trào không liên kết và Khối thịnh vượng chung Anh. Ngoài ra, Ấn Độ còn là 1 trong 4 thành viên của Bộ Tứ Kim Cương cùng Mỹ, Nhật Bản và Australia. Cả 4 thành viên này đều đang quan ngại về hành động hung hăng của Trung Quốc”.

Cũng theo ông này, khi quan hệ trở nên mật thiết hơn điều này có nghĩa là Philippines có thể tiếp cận ngành cộng nghiệp dược vô cùng phát triển của Ấn Độ, quốc gia có năng lực sản xuất thuốc số lượng lớn. Điều này đã được thể hiện trong tuyên bố hôm 11/3 của đại sứ Kumaran. Theo đó, ông Kumaran nói rằng Ấn Độ hiện là “nguồn cung cấp thuốc lớn nhất cho Philippines”.

Philippines mua tên lửa BrahMos làm gì?

Về lĩnh vực quân sự, bà Baruah cho rằng “thỏa thuận mua tên lửa BrahMos sẽ giúp tăng cường đáng kể quan hệ đối tác quân sự giữa Philippines và Ấn Độ”.

{keywords}
Philippines mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Quân đội Philippines được cho đã muốn mua tên lửa BrahMos từ năm ngoái, nhưng quỹ mua bán quốc phòng bị phân bổ để đối phó với dịch Covid-19. Do đó, New Delhi muốn hỗ trợ tài chính cho Manila bằng cách ký kết thỏa thuận mua tên lửa BrahMos thông qua khoản vay ưu đãi trị giá 100 triệu USD.  

“Tên lửa BrahMos được ưu ái vì nó có giá thành rẻ và có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm vào Philippines. Manila dường như muốn tạo dựng thêm hình thức chiến tranh bất đối xứng để ngăn chặn những kế hoạch của Trung Quốc trong khu vực”, nhà phân tích quốc phòng Grossman cho hay.

Tuy nhiên, quan chức cấp cao Philippines thừa nhận, “việc mua tên lửa BrahMos sẽ không tạo ra thay đổi lớn đối với cán cân sức mạnh quân sự. Nói cách khác, nó mang tính biểu tượng sức mạnh cho những nỗ lực của Philippines trên con đường tăng cường năng lực ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài".

“Triển vọng tăng cường các mối quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế giữa Philippines và Ấn Độ là rất lớn. Nhưng đối với mối quan hệ quân sự, vẫn còn chặng đường dài giữa Philippines và Ấn Độ, trong khi hai bên không có ý định tạo dựng liên minh quốc phòng”, quan chức Philippines cho hay.

Ông Grossman cũng cho rằng, quan hệ quốc phòng Philippines và Ấn Độ khó có thể phát triển xa hơn. Bởi phía Ấn Độ xem Philippines không phải là bên có thể hỗ trợ năng lực quân sự và chiến lược để chống lại Trung Quốc. Trong khi đó, các hệ thống vũ khí phòng không và hải quân của quân đội Philippines đều đang cần được hiện đại hóa, mà Ấn Độ không thể một mình đảm nhận công việc này. Đáng nói, phần lớn các hệ thống vũ khí mà Philippines đang sử dụng là do Mỹ sản xuất.

Cũng theo ông Grossman, Tổng thống Duterte “không sẵn lòng" rời xa Trung Quốc cho tới khi ông này hết nhiệm kỳ vào năm 2022.

Bà Baruah thì cho rằng, “quan hệ đối tác giữa Philippines và Ấn Độ tràn đầy tiềm năng và có thể trở thành trụ cột quan trọng trong quá trình Ấn Độ tăng cường hoạt động và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á”.

Còn theo quan chức cấp cao Philippines, Trung Quốc dường như sẽ giám sát chặt chẽ quá trình phát triển quan hệ giữa Philippines và Ấn Độ.

“Trên thực tế, Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao thương vụ mua bán tên lửa BrahMos, cũng như xem những tên lửa này sẽ được triển khai ở đâu. Còn quá sớm để nói về việc thương vụ mua bán tên lửa BrahMos sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines như thế nào”, quan chức Philippines kết luận.

Tướng Mỹ tố Trung Quốc chiếm đất của Ấn Độ ở biên giới tranh chấp

Tướng Mỹ tố Trung Quốc chiếm đất của Ấn Độ ở biên giới tranh chấp

Tướng Mỹ tố Trung Quốc vẫn chưa rút quân khỏi một số vị trí chiếm đóng sau vụ đụng độ biên giới với Ấn Độ hồi năm ngoái. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !