Hà Lan huấn luyện ong để chẩn đoán Covid-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Wageningen ở Hà Lan đã huấn luyện ong để chẩn đoán mắc Covid-10 ở người vào giai đoạn nhiễm trùng ban đầu.
Theo Reuters, côn trùng có khứu giác tinh vi đến mức chúng có thể ngửi thấy ngay cả những mùi khó nắm bắt nhất, và có thể phát hiện ra sự hiện diện của Covid-19 chỉ trong vài giây.
Hà Lan huấn luyện ong để chẩn đoán Covid-19. (Ảnh: Pixabay) |
Các chuyên gia cho biết, đây là một phát hiện tuyệt vời, nếu trước đây kết quả xét nghiệm Covid-19 phải mất vài ngày thì giờ đây có thể cắt giảm thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm xuống chỉ còn vài giây và không cần tốn tiền mua kit xét nghiệm.
Reuters cho hay, bản chất của kỹ thuật này như sau: ong mật được đưa ra để “đánh hơi” các mẫu máu của người được lấy để phân tích. Các côn trùng có thể xác định xem họ có bị mắc Covid-19 hay không với sự giúp đỡ của chiếc vòi nhạy cảm.
Theo các nhà nghiên cứu, việc kéo dài chiếc vòi giống như ống hút của loài ong là hành động giúp xác nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây đại dịch Covid-19.
Để huấn luyện ong, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm nghiên cứu thú y sinh học tại ĐH Wageningen đã cho chúng uống nước có đường như một phần thưởng sau khi cho chúng tiếp xúc các mẫu bệnh phẩm bị nhiễm Covid-19. Chúng sẽ không nhận được phần thưởng nào; sau khi được cho xem một mẫu không bị nhiễm bệnh.
Theo Giáo sư virus học Wim van der Poel, loài ong đã quen với hệ thống do chúng tôi đưa ra và những con ong có thể tự kéo dài phần vòi để nhận phần thưởng khi được cho tiếp xúc với một mẫu bệnh phẩm nhiễm Covid-19.
“Chúng tôi dự định tạo một phòng thí nghiệm ong, trong đó côn trùng sẽ được huấn luyện đặc biệt ở chế độ tự động”, ông Poel cho biết.
Các nhà khoa học lưu ý rằng phương pháp thử nghiệm ong của họ có thể giúp ích cho các nước có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, ông Dirk de Graaf, giáo sư chuyên nghiên cứu về ong, côn trùng và miễn dịch học động vật tại ĐH Ghent (Bỉ) đã lên tiếng phản đối việc sử dụng ong chẩn đoán Covid-19.
“Đó là một ý tưởng hay, nhưng tôi thà chạy thử nghiệm với các công cụ chẩn đoán cổ điển hơn là sử dụng ong mật. Kỹ thuật này sẽ không thay thế các hình thức xét nghiệm Covid-19 thông thường hơn trong tương lai gần”, ông Graaf nhận định.
“Tôi là một người rất yêu ong, nhưng tôi sẽ sử dụng ong cho các mục đích khác hơn là phát hiện Covid-19”, giáo sư chuyên nghiên cứu về ong nhấn mạnh.
Ông Graaf kể lại rằng vào những năm 1990, kỹ thuật “đánh hơi côn trùng” đã được Bộ Quốc phòng Mỹ thử nghiệm hiệu quả trong việc phát hiện chất nổ và chất độc.
“Các loài bướm đêm, ong và ong bắp cày được sử dụng vì mục đích an toàn để phát hiện chất nổ cũng như chẩn đoán y tế”, ông Graaf cho biết.
Theo ông Graaf, thí nghiệm nghiên cứu của Đại học Wageningen vẫn chưa đủ thông tin để xác định hiệu quả thực sự của phương pháp này, tuy ông rất cởi mở với ý tưởng sử dụng loài ong trong việc phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh trong những trường hợp phương pháp xét nghiệm PCR không có sẵn.
Theo trang Worldometer, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 824.000 ca mắc Covid-19 và trên 13.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 156 triệu ca, trong đó trên 3,26 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (414.433 ca), Brazil (67.099 ca) và Mỹ (trên 43.500 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (3.920 ca), Brazil (2.304 ca) và Mỹ (822 ca).
Đội hoạt náo viên ‘bất thường’ nhất Nhật Bản thu hút sự chú ý
Theo kênh NTD, có một đội hoạt náo viên “bất thường ở Nhật Bản” với thành viên trẻ nhất là 60 tuổi và lớn nhất là 89 tuổi. Họ tập luyện hai giờ một tuần và nói rằng không cảm thấy có vấn đề về tuổi tác.
Thanh Bình (lược dịch)