Đức 'lùi một bước' để Mỹ không gây khó dễ cho Nord Stream 2?

Theo truyền thông, mới đây Berlin đã bày tỏ sẵn sàng nhận tài trợ của Mỹ cho việc xây dựng các bến tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để đổi lấy việc hoàn thành xây dựng Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Theo tờ Zeit của Đức, Bộ Tài chính Đức vào tháng 8 đã đề nghị Mỹ tài trợ xây dựng các bến tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại nước này để đổi lấy việc hoàn thành xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

{keywords}
Nord Stream 2 trở thành trung tâm của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Đức. (Ảnh: Reuters)

Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã đưa ra đề nghị như vậy với đồng nghiệp người Mỹ Steven Mnuchin, đầu tiên bằng miệng và sau đó là bằng văn bản vào ngày 7/8. Theo Zeit, đề xuất đưa ra là xây dựng các bến tiếp nhận LNG ở Brunsbüttel và Wilhelmshaven, và Bộ Tài chính Đức đã đề xuất phân bổ tới một tỉ euro cho việc này.

“Đổi  lại, Mỹ sẽ cho phép hoàn thành việc xây dựng và vận hành Nord Stream 2 mà không bị cản trở. Các khả năng pháp lý hiện có để áp lệnh trừng phạt không thực hiện đầy đủ”, Zeit cho biết.

Bình luận về việc này nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Đức thuộc Viện Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Alexander Kamkin cho hay: “Thứ nhất, Berlin thừa nhận sự thống trị của Washington. Thứ hai, đó là một nỗ lực tuyệt vọng để bảo tồn Nord Stream 2, ngay cả khi tính đến những chi phí bất khả kháng không lường trước được”, ông Kamkin nhận định.

Ngoài ra, ông Kamkin cũng không loại trừ việc Berlin hy vọng thay đổi cách tiếp cận của Washington trong việc hợp tác với Đức sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trước đó, quan hệ ngoại giao giữa Washington và Berlin đã giảm sút rõ rệt trong những năm gần đây. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cảnh báo quan hệ giữa hai nước có thể sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Những bất đồng về chi tiêu quốc phòng, cơ sở hạ tầng năng lượng, khối G7 và thương mại tiếp tục là vấn đề nổi cộm giữa hai nước.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và châu Âu đã đe dọa mối quan hệ giữa Mỹ và Đức ở hầu hết các lĩnh vực. Hai bên tranh cãi về chi tiêu quốc phòng, đường ống khí đốt khổng lồ Nord Stream 2, Liên minh G7, quyết định rút quân khỏi Đức của chính quyền Trump, kể cả mối đe dọa thuế quan của Mỹ đối với xuất khẩu xe hơi của Đức.

Đối với dự án khí đốt, Mỹ luôn tích cực phản đối Nord Stream 2 vì muốn bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu. Do đó, Washington gọi dự án này là “mối đe dọa an ninh” đối với các quốc gia châu Âu và bằng mọi cách ngăn cản việc xây dựng dự án này. 

Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD, một nửa do Tập đoàn Gazprom của Nga tài trợ và nửa còn lại chia đều cho 5 công ty châu Âu (OMV, Wintershall Dea, Engie, Uniper và Shell), dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Dự án liên quan đến việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỉ mét khối khí mỗi năm. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch bày tỏ quan điểm về Nord Stream 2

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch bày tỏ quan điểm về Nord Stream 2

Mới đây, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) đã bình luận về lời kêu gọi của Thủ tướng nước này Mette Frederiksen về việc bắt đầu một cuộc thảo luận mới về việc xây dựng dự án Nord Stream 2 trong bối cảnh tình hình với vụ Navalny.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !