Chi phí cho lễ nhậm chức tổng thống Mỹ là bao nhiêu?

Chỉ còn vài tuần nữa, lễ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ sẽ diễn ra. Sự kiện lớn này là biểu tượng chuyển giao quyền lực tổng thống một cách hòa bình tuy nhiên nó khá tốn kém.

Theo Cosmopolitan, lễ tuyên thệ tổng thống của ông Donald Trump vào ngày 20/1/2017 tiêu tốn 200 triệu USD. Số tiền này bao gồm các bữa tiệc và bữa tối chính thức, buổi hòa nhạc, lễ tuyên thệ tại Điện Capitol, cuộc diễu hành, chi phí cho tất cả cảnh sát và quân đội đã cung cấp an ninh cho những sự kiện này.

Trong đó khoảng 70 triệu USD do các nhà tài trợ tư nhân đài thọ, phần còn lại được trích từ ngân sách nhà nước, tức là từ tiền đóng thuế.

Buổi lễ này diễn ra 4 năm một lần và các nhà phê bình cho rằng buổi lễ nhậm chức tổng thống rất tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều phải trả giá như nhau cho một buổi lễ tổng thống nhậm chức, do lạm phát qua các năm làm tăng mức chi tiêu của buổi lễ.

{keywords}
Chi phí cho lễ nhậm chức tổng thống Mỹ là bao nhiêu? (Ảnh: Shutterstock)

Chi phí cho lễ nhậm chức từ đâu?

Số tiền chi trả cho lễ nhậm chức được chia thành hai phần: một phần do Ủy ban nhậm chức Tổng thống đài thọ, phần còn lại do người đóng thuế chi trả.

Ủy ban chi trả cho mọi thứ liên quan đến lễ tuyên thệ và các sự kiện hào nhoáng xung quanh, bao gồm bữa tối với tổng thống và phó tổng thống, cuộc họp với các thành viên chính phủ, buổi hòa nhạc và lễ khai mạc. Chi phí tham dự sự kiện này dao động từ 25.000 đến 1 triệu USD, tùy thuộc vào địa điểm mà nhà tài trợ muốn.

Các khoản tiền quyên góp từ các nhà vận động hành lang không được chấp nhận, các tập đoàn có thể quyên góp lên đến 1 triệu USD, không có hạn chế đối với cá nhân. Tên của bất kỳ ai đóng góp trên 200.000 USD phải được Ủy ban bầu cử Liên bang công bố công khai trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhậm chức tổng thống. Do lạm phát, chi phí tổ chức lễ nhậm chức tổng thống ngày càng tăng lên.

Các lễ nhậm chức tổng thống trước đó hết bao nhiêu?

Trong lễ nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Barack Obama vào năm 2009, Ủy ban nhậm chức của ông đã quyên góp được kỷ lục 53 triệu USD từ các khoản quyên góp tư nhân, mặc dù tổng thống đắc cử sau đó từ chối nhận tiền từ các nhà vận động hành lang, các tập đoàn hoặc tổ chức chính trị và giới hạn số tiền quyên góp từ các cá nhân ở mức 50.000 USD.

Năm 2013, sau chiến dịch tranh cử tổng thống tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, Ủy ban nhậm chức của ông Obama đã huy động được 44 triệu USD, đồng thời cho phép các khoản đóng góp của các công ty và nâng mức giới hạn quyên góp cá nhân lên 250.000 USD.

Số tiền tương tự cũng lặp lại với những lần nhậm chức tổng thống trước đó. Ủy ban nhậm chức của ông George W. Bush đã huy động được khoảng 40 triệu USD vào năm 2001 và 42 triệu USD vào năm 2005; Ủy ban nhậm chức của ông Bill Clinton nhận được 33 triệu USD vào năm 1993 và 30 triệu USD vào năm 1997. Trong khi, Ủy ban nhậm chức ông George W. Bush đã huy động được 30 triệu USD vào năm 1989, và Ủy ban của ông Ronald Reagan nhận được 19 triệu USD vào năm 1981 và 20 triệu USD vào năm 1985.

Được biết, bản thân lễ tuyên thệ có giá khoảng 1 triệu USD và do chính phủ chi trả. Giá đã bao gồm chi phí dựng sân khấu và các phụ phí khác. Nhưng phần lớn số tiền được chi cho các dịch vụ an ninh, vận chuyển và cấp cứu. Theo các nguồn tin, chi phí cho Dịch vụ An ninh là 115 triệu USD vào năm 2005 và 124 triệu USD vào năm 2009.

Mặc dù phải bỏ ra chi phí rất lớn, nhưng lễ nhậm chức tổng thống là một nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngành du lịch, vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Washington để xem hành động này.

Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2021?

Ủy ban nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden thông báo họ đang làm việc với Ủy ban nhậm chức chung của Quốc hội. Sự hợp tác này sẽ đảm bảo rằng buổi lễ tôn vinh “truyền thống thiêng liêng của Mỹ trong khi đảm bảo sự an toàn của người Mỹ và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19”.

Ủy ban nhậm chức Tổng thống của ông Joe Biden thông báo, ông và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol vào ngày 20/1 với “các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn”, sau đó là bài phát biểu nhậm chức của ông Biden.

Thông thường sự kiện này có khoảng 200 nghìn người tham dự, và năm nay số lượng của họ sẽ chỉ giới hạn ở các thành viên Quốc hội.

Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ không có một cuộc diễu hành nhậm chức truyền thống tại đại lộ Pennsylvania sau khi tuyên thệ nhậm chức nhưng sẽ có một đoàn hộ tống của tổng thống tới Nhà Trắng.

Cụ thể, Ủy ban nhậm chức Tổng thống của ông Biden thông báo hôm Chủ nhật (3/1), Tổng thống đắc cử Joe Biden và phu nhân Jill Biden sẽ bỏ lễ diễu hành nhậm chức truyền thống vào ngày 20/1. Thay vào đó, vợ chồng ông Biden sẽ được đoàn hộ tống của tổng thống từ phố số 15 đến Nhà Trắng sau khi ông tuyên thệ nhậm chức ở cánh tây của Điện Capitol.

Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ năm nay sẽ nhỏ hơn những năm trước vì những nguy cơ với sức khỏe do Covid-19 gây ra. Ông Biden và bà Harris sẽ vẫn tuyên thệ nhậm chức ở cánh tây tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ông Biden cũng sẽ có bài phát biểu nhậm chức nêu bật tầm nhìn trong đánh bại đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và đoàn kết nước Mỹ.

Mỹ tiết lộ lý do rút tàu sân bay khỏi Trung Đông

Mỹ tiết lộ lý do rút tàu sân bay khỏi Trung Đông

Mới đây, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller cho biết, sau những “lời đe dọa” của Iran, Mỹ đã quyết định rút tàu sân bay USS Nimitz về nước.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !