Chân dung cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio sắp thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio (64 tuổi) đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của đảng Dân chủ Tự do (LDP) hôm 29/9, dự kiến trở thành thủ tướng kế tiếp của Nhật Bản.

Theo RIA, ông Kishida đã vượt qua 3 ứng cử viên còn lại là Bộ trưởng vắc-xin Taro Kono, 58 tuổi; cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi, 60 tuổi và chính trị gia Seiko Noda, 61 tuổi.

Trong cuộc bỏ phiếu vòng hai, ông Kishida đánh bại đối thủ Kono với tỉ lệ phiếu bầu là 257/170, qua đó trở thành lãnh đạo đảng LDP và dự kiến được bầu làm thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản thay thế ông Suga Yoshihide, bởi liên minh cầm quyền đang chiếm đa số quá bán tại Hạ viện.

{keywords}
Với 257/429 phiếu ủng hộ, ông Kishida Fumio đã vượt qua 3 ứng viên để giành thắng lợi trong cuộc đua vào chiếc ghế chủ tịch LDP sau hai vòng bỏ phiếu. (Ảnh: Reuters)

Theo dự kiến, Hạ viện Nhật Bản sẽ tổ chức phiên họp bất thường vào ngày 4/10 tới đây để bỏ phiếu bầu thủ tướng mới.

Trước đó, Thủ tướng Suga Yoshihide ngày 3/9 thông báo không tranh cử vị trí lãnh đạo LDP sau một năm cầm quyền, giữa lúc tỷ lệ ủng hộ ông bị giảm vì cách ứng phó đại dịch Covid-19.

“Từ nhân viên ngân hàng đến Thủ tướng Nhật Bản”

Ông Kishida Fumio, sinh ngày 29/7/1957 trong một gia đình chính trị tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Ông từng giữ vị trí ngoại trưởng và phụ trách chính sách của đảng LDP dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo. Cha và ông nội của ông trước đây là nghị sĩ. Ông có quan hệ gia đình với cựu Thủ tướng Kiichi Miyazawa, cũng như với Kochikai, một trong những nhóm lâu đời nhất của LDP.

Tốt nghiệp trường Luật của Đại học Waseda ở Tokyo năm 1982. Cùng năm đó, ông bắt đầu làm việc tại Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản.

Năm 1987, ông trở thành thư ký cho một nghị sĩ Hạ viện.

Năm 1993, lần đầu tiên ông được bầu vào Hạ viện.

Năm 1997, ông Kishida đứng đầu tổ chức thanh niên của đảng Dân chủ Tự do.

Năm 1999, ông là Thứ trưởng Bộ Xây dựng dưới thời Thủ tướng Keizo Obuchi, năm 2000, ông tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng trong nội các của Thủ tướng Yoshiro Mori.

Vào năm 2001, ông đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ thời Thủ tướng Junichiro Koizumi.

Năm 2005, ông Kishida là Chủ tịch Ủy ban Y tế và Lao động của Hạ viện.

{keywords}
Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio gần như chắc chắn trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga sau khi ông được bầu làm lãnh đạo mới của đảng cầm quyền. (Ảnh: RIA)

Năm 2007, ông giữ chức Bộ trưởng phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt của Nội các Bộ trưởng của Thủ tướng Abe Shinzo, chịu trách nhiệm về các vấn đề của Okinawa và các vùng lãnh thổ phía Bắc, chính sách khoa học và công nghệ, cải cách các hạn chế,…

Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiêu dùng trong nội các Thủ tuớng Fukuda Yasuo.   

Năm 2011, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc hội của LDP.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng dưới thời chính quyền Thủ tướng Abe Shinzo và giữ chức vụ này cho tới tháng 8/2017. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị này, ông đã từng tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 7/2014.

Ngoài ra, ông Kishida cũng đã nắm cương vị quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khoảng thời gian ngắn từ cuối tháng 7/2017 đến đầu tháng 8/2017. Sau khi rời nội các năm 2017, ông Kishida có thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách - cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của LDP.

Vào tháng 9/2020, ông Kishida tự đề cử vào vị trí người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do, nhưng thất bại trong cuộc bầu cử trước ông Suga Yoshihide. Trong lần thứ hai tranh cử này, ông đã giành thắng lợi thuyết phục trước 3 ứng cử viên còn lại để trở thành lãnh đạo mới của LDP.

Với kinh nghiệm chính trường dày dặn, ông Kishida Fumio được cho là sẽ có nhiều cải cách trong thời gian tới.

Phát biểu trong cuộc gặp với các nghị sĩ LDP sau cuộc bỏ phiếu, ông Kishida kêu gọi đoàn kết và cam kết dẫn dắt đảng này trong cuộc bầu cử hạ viện, dự kiến diễn ra tháng 11, và bầu cử thượng viện vào năm tới.

Về chính sách kinh tế, ông đã nêu ý tưởng rời khỏi chủ nghĩa tự do mới, vốn là cốt lõi của hệ tư tưởng trong LDP từ thập niên 2000, và tập trung vào việc giảm bất đồng thu nhập. Cựu Ngoại trưởng Kishida còn cho hay, ông có kế hoạch mở rộng hỗ trợ chi tiêu về nhà ở và đã đề xuất gói kích thích kinh tế “hàng chục ngàn tỉ yên” nhằm giảm tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế.

Vấn đề quan trọng nhất trong chính sách của thủ tướng Nhật Bản kế tiếp là cuộc chiến chống Covid-19. Ông Kishida từng cho biết, ông hướng tới tiêm vắc-xin đầy đủ cho những người không muốn tiêm vào cuối tháng 11 và đề xuất lập một cơ quan quản lý khủng hoảng y tế thuộc chính phủ để ứng phó các cuộc khủng hoảng y tế công.

Liệu Đức có thể thực hiện mô hình ‘ba đảng cùng cai trị’?

Liệu Đức có thể thực hiện mô hình ‘ba đảng cùng cai trị’?

Người Đức đã quen với sự ổn định, kể cả trong chính trị, nhưng kỷ nguyên 16 năm của bà Merkel đã kết thúc. Nước Đức sẽ ra sao sau khi bà không còn lãnh đạo?

Thanh Bình (lược dịch)

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !