Mỹ có thể tham gia vào ‘định dạng Normandy’?

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Khôi phục các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine, ông Aleksey Reznikov cho biết, Mỹ có cả quyền đạo đức và pháp lý để làm việc theo “định dạng Normandy”.

Được biết, tiến trình đàm phán theo định dạng Normandy (Nga, Ukraina, Pháp và Đức) về giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine bắt đầu từ tháng 6/2014. Từ đó đến nay đã diễn ra nhiều cuộc điện đàm và gặp gỡ cấp cao, cũng như những cuộc tiếp xúc của bộ trưởng ngoại giao bốn nước.

{keywords}
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky gọi các cuộc tập trận của Nga ở biên giới với nước này là “phô trương sức mạnh”. (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine)

Trước đó, các bên đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận Minsk vẫn tiếp tục là cơ sở chính cho hoạt động của “định dạng Normandy”, thực hiện rút quân và vũ khí tại ba điểm mới trên đường phân tuyến Donbass cho đến cuối tháng 3/2020. Các nhà lãnh đạo của Bộ tứ Normandy cũng kêu gọi đảm bảo ngừng bắn ở Donbass, hoàn tất trao đổi tù nhân ngay trong năm 2019 theo hình thức “tất cả đổi tất cả” và để Hội Chữ Thập Đỏ được quyền “tiếp cận đầy đủ và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ”.

Lần gần đây nhất lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 4 bên theo “định dạng Normandy” là tại Paris, Pháp vào ngày 9/12/2019.

Theo ông Reznikov, sự tham gia của Mỹ vào các cuộc đàm phán về tình hình ở Donbass ở “định dạng Normandy” là hoàn toàn có thể và chấp nhận được.

“Sự tham gia của Mỹ là hoàn toàn có thể và có thể chấp nhận được ở các mức độ khác nhau”, ông Reznikov phát biểu trên sóng chương trình Tự do Ngôn luận của Ukraine.

Ngoài ra, ông Reznikov nhấn mạnh, Mỹ là một thành viên và nhà tài trợ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), vì cũng giống như các nước OSCE khác, Mỹ cũng đóng góp vào đó.

“Mỹ có cả quyền đạo đức và quyền hợp pháp để làm việc ở cả định dạng Normandy và ở cấp đại sứ cũng như điều phối viên của Nhóm liên lạc ba bên”, ông Reznikov nói thêm.

Những tuyên bố của ông Reznikov được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và người đứng đầu Nhà Trắng, Joe Biden có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận về việc xây dựng quân đội Nga ở Donbas.

Trước đó, hôm 27/3, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có đủ tố chất để thuyết phục người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin ngồi vào bàn đàm phán về Donbass theo “định dạng Normandy”.

Hôm 30/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ukraine đã không tham gia vào các cuộc điện đàm.

Trong khi đó, hôm 31/3, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, 3 trong số 4 nhà lãnh đạo của 4 nước trong “định dạng Normandy” - Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí về sự cần thiết của một hội nghị thượng đỉnh Normandy. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được tại Paris vào tháng 12/2019.

Mới đây nhất, Pháp và Đức - các nhà hòa giải cho cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng đã ra tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được, làm tiền đề cho các cuộc đối thoại sắp tới.

Chùm ảnh một tuần tràn ngập sự kiện nổi bật khắp thế giới

Chùm ảnh một tuần tràn ngập sự kiện nổi bật khắp thế giới

Những sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, nổi bật trên khắp thế giới trong tuần vừa qua được các nhiếp ảnh gia ghi lại qua những bức ảnh đặc sắc dưới đây.

Thanh Bình (lược dịch)

Nơi phụ huynh mạnh tay chi tiền cho con học thêm nhiều hơn ăn uống và nhà ở

HÀN QUỐC - Dữ liệu của Cơ quan Thống kê cho thấy, số tiền mà các hộ gia đình chi cho con cái học thêm đã vượt qua cả chi tiêu cho thực phẩm, hoặc nhà ở trong quý I/2023.

5,8 tỷ đồng/suất ngắm xác tàu Titanic, tỷ phú tàu lặn làm vì đam mê, chưa có lãi

Đam mê đại dương, Stockton Rush, kỹ sư hàng không vũ trụ phát minh ra tàu Titan có thể đưa con người xuống đáy biển, ngắm xác tàu Titanic. Ông cho rằng, kinh doanh khám phá đáy đại dương nhiều lợi nhuận vì dễ tiếp cận hơn nhiều so với vũ trụ.

Hơn 50% phụ nữ Hàn Quốc sợ bị tấn công tình dục khi đi taxi, nhà vệ sinh

Khảo sát cho thấy hơn 50% phụ nữ Hàn Quốc sợ bị trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục khi đi taxi, hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Những khả năng xấu có thể xảy ra trên tàu lặn mất tích

Hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra trên chiếc tàu lặn mất tích khi tham quan xác tàu Titanic ngày 18/6 nhưng các chuyên gia cho rằng, tình hình có vẻ không khả quan.

Tại sao cảnh sát Ấn Độ vẫn dùng bồ câu đưa thư?

Cảnh sát bang Odisha ở Ấn Độ vẫn duy trì một đàn chim bồ câu đưa thư để sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa làm cắt đứt các phương thức liên lạc.

Thiếu dưỡng khí hơn 30 phút, thợ lặn kẹt dưới đáy biển sống sót kỳ diệu

ANH - Những gì diễn ra với Chris Lemons, một thợ lặn người Anh, đã trở thành một trong những câu chuyện sinh tồn đáng chú ý nhất trong suốt lịch sử hơn 50 năm của ngành dầu khí Biển Bắc.

Những người sống sót diệu kỳ trong thảm kịch đắm tàu Titanic

Vụ đắm siêu du thuyền hạng sang Titanic vào ngày 15/4/1912 cho đến nay vẫn được coi là một trong những tai nạn hàng hải bi thảm nhất mọi thời đại.

Indonesia nhăm nhe soán ngôi 'Detroit của châu Á' từ tay Thái Lan nhờ xe điện

Thái Lan đang nỗ lực để bảo vệ vị trí "Detroit của châu Á" khi Indonesia dần thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực sản xuất ô tô bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên của mình.

Vượt qua châu Âu, Mỹ trở thành thị trường xe điện lớn thứ 2 thế giới

Các khoản trợ cấp thuế EV được cho là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng đột biến nhu cầu mua xe điện tại thị trường Mỹ.

Kết quả bất ngờ của ô tô Nga sau hơn 1 năm không cần phương Tây

Hơn một năm qua, ngành công nghiệp ô tô Nga chứng kiến sự trì trệ chưa từng có sau cuộc rút chạy của các hãng xe phương Tây, nhưng vẫn có những điểm sáng.

Đang cập nhật dữ liệu !