Bí quyết giúp 2 quốc gia châu Á mở cửa trở lại trong thời kỳ Covid-19

Singapore và Malaysia, hai quốc gia có tỷ lệ cao tiêm phòng vắc xin Covid-19, đã cho công bố kế hoạch mở cửa trở lại với thế giới. 

Singapore và Malaysia đều đã cho công bố kế hoạch tái mở cửa các đường biên giới, trong bối cảnh nhiều nước láng giềng Đông Nam Á đã từ bỏ chiến lược “zero Covid-19” để chuyển sang sống chung với virus corona. Kế hoạch tái mở cửa với thế giới được Singapore và Malaysia tiết lộ giữa lúc hai nước này đạt tỷ lệ cao tiêm phòng vắc xin Covid-19. 

Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob hôm 10/10 cho hay, quốc gia này sẽ chấm dứt các quy định hạn chế đi lại nội địa và quốc tế đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 từ ngày 11/10. Tuyên bố này được Thủ tướng Yaakob đưa ra sau khi Malaysia đạt được tỷ lệ 90% người trưởng thành đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19.

{keywords}
Singapore mở cửa trở lại với thế giới dù số ca mắc và tử vong vì Covid-19 vẫn ở mức cao (Ảnh: Reuters)

Trước đó một ngày, Singapore cho biết đưa thêm 9 quốc gia vào dánh sách đi lại miễn cách ly vì đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19. Đây là động thái lớn nhất trong chiến dịch xóa bỏ các hạn chế đi lại, kể từ khi Singapore cho đóng cửa tất cả các đường biên giới kể từ tháng 3/2020.

Hồi đầu năm nay, cả Singapore và Malaysia đã trải qua đợt bùng nổ số ca mắc Covid-19 do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta. Cả hai quốc gia này cũng từng theo đuổi chiến lược “zero Covid-19” bằng cách thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt và đóng tất cả đường biên giới.

Tuyên bố nới lỏng các quy định hạn chế đi lại của Singapore và Malaysia được đưa ra, sau khi chính phủ nhiều nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia cũng đang tìm cách tái thiết nền kinh tế quốc gia cũng như cho phép các doanh nghiệp địa phương hoạt động trở lại.

Từ bỏ chiến lược “zero Covid-19”, Singapore và Malaysia đang chuyển sang hướng sang sống chung với virus corona bằng cách dùng vắc xin để kiểm soát khả năng dịch bệnh bùng phát, thay vì hạn chế hoạt động sống của người dân dù thực tế hai nước này vẫn ghi nhận nhiều ca mới mắc và tử vong vì Covid-19.

Kế hoạch “sống chung với Covid-19” cũng đã được các quốc gia phương Tây áp dụng như Anh và nhiều khu vực trên lãnh thổ Mỹ, nơi phần lớn cuộc sống thường nhật của người dân đã trở lại bình thường.

Malaysia

Vào đầu năm nay, số ca mắc Covid-19 ở Malaysia gia tăng nhanh chóng khiến chính phủ nước này tái áp đặt lệnh phong tỏa, dù tháng 12/2020 lệnh phong tỏa mới được xóa bỏ. Tới tháng Sáu năm nay, Malaysia tiếp tục chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng vọt do biến chủng Delta.

Dù thi hành lệnh phong tòa trên toàn quốc, nhưng vào giai đoạn đỉnh dịch hồi tháng Tám, Malaysia vẫn có tới hàng trăm ngàn ca mới mắc Covid-19 mỗi ngày.

Theo quy định phong tỏa, hàng triệu người dân Malaysia buộc phải ở trong nhà và mọi hoạt động di chuyển nội địa bị cấm. Các trường học phải đóng cửa và hoạt động tụ tập đông người cũng không được phép. Tới giữa tháng Tám, Thủ tướng Muhyiddin Yassin tuyên bố từ chức để lại phía sau cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid-19 chưa được dập tắt.

Do đó, tuyên bố hôm 10/10 của Thủ tướng Yaakob được xem là bước thay đổi lớn trong chiến lược đối phó với dịch bệnh Covid-19 của Malaysia. Tất cả là nhờ chiến dịch tiêm phòng toàn dân đạt hiệu quả cao. Chỉ trong vòng 8 tháng, hơn 66% trong tổng số 32 triệu dân Malaysia đã được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

“Chúng ta đã được đào tạo để sống chung với Covid-19, bởi Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất”, Thủ tướng Yaakob nhấn mạnh thêm, Malaysia sẽ không cho áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc thêm một lần nữa, ngay cả khi số ca mới mắc Covid-19 có tăng.

Việc xóa bỏ các hạn chế đi lại đồng nghĩa với việc những người dân Malaysia đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19 có thể đi ra nước ngoài mà không cần nộp đơn xin phép các cơ quan quản lý di cư. Trước đây, hoạt động đi lại chủ yếu được giới hạn trong phạm vi lý do công tác hoặc trường hợp khẩn cấp. Giờ đây hoạt động di chuyển nội địa ở Malaysia cũng được nối lại và đặt dấu chấm hết cho lệnh cấm đi lại giữa 13 bang của nước này.

Vào ngày 16/9, Malaysia đã mở lại Langkawi, quần đảo gồm 99 hòn đảo và là nơi nghỉ dưỡng hàng đầu, cho du khách nội địa song các biện pháp phòng bệnh Covid-19 vẫn được thi hành nghiêm ngặt. Du khách quốc tế vẫn chưa được phép tới Malaysia, nhưng nhiều khả năng trong thời gian tới Malaysia sẽ mở cửa trở lại với thế giới.

{keywords}
Malaysia từng chứng kiến số ca mới mắc và tử vong vì Covid-19 gia tăng do sự lây lan của biến chủng Delta. (Ảnh: Reuters)

Singapore

Biến chủng Delta khiến số ca mới mắc và tử vong vì Covid-19 ở Singapore liên tiếp phá kỷ lục theo ngày, nhưng đảo quốc sư tử vẫn tiếp tục nâng cấp chiến lược sống chung với Covid.

Hôm 9/10, Singapore, quốc gia có 5,45 triệu dân sinh sống, ghi nhận kỷ lục 3.703 ca mắc Covid-19 và 11 trường hợp tử vong, theo Đại học Johns Hopkins.

Tuy nhiên, cùng ngày, Singapore khẳng định sẽ triển khai kế hoạch đi lại miễn cách ly đối với người đã tiêm phòng (VTL) từ ngày 19/10 bằng cách đưa thêm 9 nước phương Tây vào danh sách miễn cách ly.

Theo các quy định mới, du khách từ 11 quốc gia tới Singapore không cần phải cách ly gồm Brunei, Đức, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ.

Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đã nhấn mạnh rằng, Singapore không thể “duy trì lệnh phong tỏa và đóng cửa hoàn toàn”, bởi tình trạng thất nghiệp, sự chia ly của các gia đình và doanh nghiệp dừng hoạt động đã gây ra “căng thẳng tâm lý và cảm xúc, cũng như bệnh tâm thần”.

Ban đầu Singapore muốn chuyển sang mô hình sống chung với Covid-19 từ tháng Năm. Nhưng sự xuất hiện của biến chủng Delta đã gây ảnh hưởng lớn tới kế hoạch mở cửa các đường biên giới.

Thậm chí, vào ngày 1/10, Singapore đã phải tái áp đặt một số quy định hạn chế để ngăn dịch Covid-19 lây lan. Theo đó, tụ tập nơi công cộng bị hạn chế tối đa là 2 người và học sinh từ 12 tuổi trở xuống hoặc tạm dừng việc học tại trường hoặc chuyển sang học online.

Trong bài phát biểu hôm 9/10, Thủ tướng Lý cho biết có thể sẽ phải mất “ít nhất 3 tháng và thậm chí lâu hơn là 6 tháng” để xóa bỏ các quy định hạn chế. Song khác với Malaysia, ông Lý ám chỉ khả năng sẽ cho tái áp đặt lệnh phong tỏa, nếu như số ca mới mắc Covid-19 lại bùng phát.

Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, Singapore hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 cao nhất thế giới, với hơn 80% dân số Singapore đã tiêm đủ liều vắc xin.

Châu Á – Thái Bình Dương mở cửa trở lại

Nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đang chuyển sang trạng thái sống chung với Covid-19.

Cụ thể, Thái Lan hiện có kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và những địa điểm vốn thu hút đông du khách quốc tế vào tháng 11 để khôi phục ngành công nghiệp du lịch. Theo Reuters, vào năm 2019, ngành du lịch chiếm hơn 11% GDP của Thái Lan.

Trong khi đó, Indonesia đã cho phép các địa điểm công cộng mở cửa trở lại và các nhà máy được hoạt động hết công suất. Du khách đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản sẽ được phép tới hòn đảo nghỉ dưỡng Bali từ ngày 14/10. Song những du khách này phải tự bỏ tiền để thực hiện quy định cách ly 8 ngày.

Còn vào ngày 11/10, thành phố Sydney của Australia đã cho gỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được thi hành từ tháng Sáu nhằm ngăn chặn sự bùng phát của biến chủng Delta. Hiện có khoảng 70% người trưởng thành ở Sydney đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 đầy đủ và họ có thể tới các nhà hàng, quán bar, phòng gym. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng có dịp đoàn tụ sau nhiều tháng xa cách.

Gần 95% trẻ từ 6 - 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, Campuchia đẩy nhanh tiêm mũi 2

Gần 95% trẻ từ 6 - 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, Campuchia đẩy nhanh tiêm mũi 2

Campuchia đang tiến hành tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 6 - 12 tuổi sau khi tỷ lệ tiêm mũi 1 của nhóm này là gần 95%. 

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !