9 thảm họa do lỗi thiết kế tồi tệ nhất thế giới
Những thảm họa do lỗi thiết kế và sự thiếu tính toán dưới đây đã phải trả giá bằng mạng sống con người.
Sập cầu Tacoma Narrows. |
Cầu Tacoma Narrows, dài gần 2 km, được xây dựng ở bang Washington, Mỹ vào ngày 1/7/1940, nối hai bờ eo biển Tacoma Narrows. Do tính toán không chính xác về tác động khí động học của tải trọng, chưa đầy 1 năm cây cầu đã bị sập. Tại thời điểm đó, chỉ có 1 người đi xe máy trên cầu, người này đã may mắn bám kịp vào chỗ an toàn khi nhịp giữa rơi xuống nước, nhưng con chó của anh đã chết.
Rò rỉ khí đốt ở Ohio. |
Vụ rò rỉ khí đốt vào ngày 20/10/1944 tại thành phố Cleveland, Ohio, Mỹ đã dẫn đến một vụ tai nạn thực sự khủng khiếp. Do sai sót trong thiết kế của bể chứa, khí gas không chỉ tràn ra ngoài mà còn tràn xuống cống dẫn đến phá hủy nhà máy và hàng trăm ngôi nhà. Khoảng 130 người thiệt mạng, thiệt hại ước tính khoảng 7 triệu USD.
Hyatt Regency. |
Vụ sập cầu đi bộ ở khách sạn Hyatt Regency vào ngày 17/7/1981 đã giết chết 114 người và làm bị thương 216 người khác. Trong quá trình xây dựng các nhà thiết kế đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng với các giá treo nhưng chủ khách sạn nhắm mắt làm ngơ. Thảm họa này được coi là vụ sụp đổ cấu trúc nhân tạo chết chóc nhất ở Mỹ cho đến khi tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công khủng bố 20 năm sau đó.
Rơi máy bay McDonnell Douglas DC-10. |
McDonnell Douglas DC-10 được coi là một trong những loại máy bay thân rộng kém tin cậy nhất, các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu do trục trặc kỹ thuật. Vào ngày 3/3/1974, 6 phút sau khi cất cánh từ Paris, một trong những cánh cửa của máy bay đột ngột mở ra và hệ thống điều khiển sập do bị nén. Tất cả 346 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Vỡ đập St. Francis. |
Đập St. Francis được xây dựng vào năm 1926 và bị sập vào ngày 12/3/1928. Không lâu trước khi thảm họa xảy ra, các vết nứt đã được nhìn thấy, nhưng các kỹ sư cho rằng chúng là không đáng kể. Khi con đập bị phá hủy, 45 tỉ lít nước đã tràn ra, phá hủy nhà máy thủy điện gần đó và gây ngập lụt một số thành phố. Khoảng 500 người thiệt mạng.
Chiến hạm Vasa. |
Vasa là một tàu chiến của Thụy Điển được hạ thủy vào năm 1628. Được đóng trong vòng 2 năm, nó được cho là sẽ trở thành viên ngọc của hạm đội Thụy Điển, nhưng bị chìm sau lần đầu tiên rời bến cảng, kéo theo khoảng 100 người xuống đáy biển Baltic. Người thiết kế chính thậm chí còn không thể bị đưa ra công lý, vì ông đã qua đời 1 năm trước khi thảm họa xảy ra. Các nghiên cứu ngày nay về xác của chiến hạm Vasa đã xác nhận rằng, thiết kế sai lầm cùng yêu cầu gấp rút ra mắt Vasa từ nhà vua, đã dẫn đến kết quả thảm khốc.
Thảm họa Boston. |
Trận lụt ở Boston (Mỹ) với mật rỉ đường vào ngày 15/1/1919, với khoảng 8,7 triệu lít mật rỉ đường tạo thành con sóng khổng lồ cao gần 8m, rộng 50m và di chuyển với vận tốc 56 km/giờ. Theo đó, một bể chứa khổng lồ với 10 triệu lít mật rỉ đường vỡ ra dẫn đến một làn sóng chất lỏng nhớt tràn vào thành phố. Thảm họa kiến 21 người chết, 150 người khác bị thương. Công việc làm sạch đường phố mất vài năm. Theo điều tra, người quản lý dự án xây bể chứa, Arthur Jell, không hề có kinh nghiệm về kỹ thuật và kiến trúc. Ngay từ đầu, ông đã bỏ qua các biện pháp an toàn. Thay vì đổ đầy nước vào bể chứa sau khi hoàn thành để kiểm tra vấn đề rò rỉ, ông Jell chỉ cho vào lượng nước cao 15 cm và nó bị rò rỉ ngay ngày đầu tiên đưa vào hoạt động.
Skylab. |
Skylab là trạm vũ trụ quốc gia đầu tiên của Mỹ, được phát triển bởi Cơ quan hàng không NASA. Vào ngày 14/5/1973, NASA đã phóng thành công Skylab lên quỹ đạo của Trái đất, mở ra một bước ngoặt trong lĩnh vực khám phá vũ trụ và đưa con người vào không gian. Skylab chỉ có thể tiến hành 3 cuộc thám hiểm, sau đó mất quỹ đạo trước kế hoạch và rơi trong bầu khí quyển vào năm 1979. May mắn là không ai bị thương. Chi phí của Skylab là 3,6 tỉ USD.
R101. |
R101, được chế tạo vào năm 1929, là khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử của Anh. Bị rơi vào ngày 5/10/1930 khi đang trên một chuyến bay xuyên lục địa. Do lỗi thiết kế, vỏ khinh khí cầu không chịu được gió lớn, các bình gas bị hư hỏng và R101 bị xé toạc. Vụ tai nạn làm 48 người thiệt mạng trong số 54 người trên khinh khí cầu.
Dự báo về giá dầu của ông Putin khiến nhiều quốc gia lo ngại
Theo Bloomberg, tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về khả năng giá dầu tăng lên 100 USD/thùng đã khiến Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lo ngại.
Thanh Bình (lược dịch)