Thầy Tây mất việc, thu nhập giảm 90%, phải bán tư trang sống qua mùa dịch

"Tôi đã nợ tiền thuê nhà 2 tháng nay, cũng may cô chủ nhà người Việt rất dễ mến nên tôi vẫn còn nơi để ở" - anh J.Robert, giáo viên tại 1 trung tâm ngoại ngữ chia sẻ.

Dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 khiến cả nước căng mình chống dịch, học sinh tạm dừng đến trường, các trung tâm ngoại ngữ tin học cũng tạm “cửa đóng then cài”. Trong tình thế này, nhiều giáo viên nước ngoài lâm vào cảnh thất nghiệp bất đắc dĩ, không có thu nhập trong khi những chi phí hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt vẫn phải trả đều đặn khiến họ gặp không ít khó khăn.

Anh J.Robert (người Anh) hiện đang cư trú tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), sang Việt Nam từ đầu năm 2019.

Tôi là người yêu thích du lịch, thích khám khá những mảnh đất mới, tôi chọn đến Việt Nam sau chuyến du lịch với bạn bè. Việt Nam là đất nước xinh đẹp với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, món ăn cũng rất đa dạng, giá cả lại rẻ nên tôi quyết định ở lại đây một thời gian.

Đến Việt Nam tôi trở thành giáo viên tại trung tâm tiếng Anh có tiếng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Trước kia khi dịch bệnh chưa ập đến tôi thường đi dạy buổi tối và cuối tuần còn những ngày thường tôi dùng tiền đi dạy để khám phá Hà Nội và những vùng đất xung quanh”, anh J.Robert nói.

{keywords}
Thầy Robert dạy online mùa dịch (*nhân vật giấu mặt vì lý do riêng).

Tết 2020 là năm đầu tiên anh Robert đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Với anh, đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị nhưng niềm vui không được lâu thì học sinh cả nước nghỉ học khiến anh cũng lâm cảnh thất nghiệp. Và đến giờ khi học sinh tiếp tục dừng đến trường, Robert và nhiều đồng nghiệp của anh lâm vào cảnh khó khăn.

Học sinh nghỉ học, trung tâm đóng cửa hơn một tháng nay, đây đã là đợt thứ 4 rồi, nghỉ dạy đồng nghĩa với không có lương từ việc dạy học, tôi “bỗng dưng” trở nên nghèo. Nhiều bạn bè của tôi đang sống ở Hà Nội cũng gặp tình trạng giống tôi, họ cũng không có lương vì không được đi dạy.

Tôi đã nợ tiền thuê nhà 2 tháng nay, cũng may cô chủ nhà người Việt rất dễ mến nên tôi vẫn còn nơi để ở. Tuần trước, tôi phải bán thanh lý cả chiếc thắt lưng da, chiếc túi đựng máy tính mà mình yêu thích… nói chung bán hết những gì có thể bán để tạm thời lấy tiền trang trải cuộc sống.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và không biết khi nào mới dừng lại, vậy nên mấy hôm nay tôi được người bạn ở Việt Nam giới thiệu làm ở lĩnh vực dịch thuật và dạy thêm online tại nhà cho học sinh với hi vọng kiếm thêm được chút tiền trang trải cho cuộc sống những ngày tới”, anh Robert nói.

Anh Robert tâm sự, vất vả nhất của dạy online là làm sao để học sinh duy trì tập trung vào bài vở, nhất là những bạn học sinh nhỏ tuổi. Nếu như dạy trực tiếp giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau bằng nhiều hoạt động thì trên môi trường dạy online khó lòng thực hiện. Chưa kể đường truyền, thiết bị không ổn định nữa, lương quá thấp khiến thầy cũng oải.

Nếu dạy ở trung tâm, một ca dạy tôi có thể kiếm 800 nghìn tới 1 triệu đồng/2 tiếng thì hiện nay dạy online tôi chỉ kiếm được 150.000 đồng/2 tiếng dạy. Nhưng biết làm sao được, kiếm thêm một chút còn hơn không kiếm được đồng nào.

Tôi cũng dự định về Anh nhưng hiện nay chưa thể về được, chỉ hi vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để tôi có động lực tiếp tục gắn bó với cuộc sống ở đây”, anh Robert cho hay.

Đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều vấn đề khó khăn cho người dân toàn thế giới. Dù khó khăn, chật vật để duy trì cuộc sống ở Việt Nam nhưng anh Robert tin tưởng và hy vọng vào một tương lai rất gần dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm được khống chế, để cuộc sống người dân trở lại bình thường và anh lại được quay lại trung tâm dạy học.

Cô giáo mầm non 'thất nghiệp' mùa dịch: Từ bán hàng online cho đến giúp việc theo giờ

Cô giáo mầm non 'thất nghiệp' mùa dịch: Từ bán hàng online cho đến giúp việc theo giờ

Để vượt qua mùa dịch khó khăn này nhiều giáo viên mầm non tư thục chấp nhận đi làm giúp việc theo giờ, bán hàng online, ai thuê gì làm nấy với mong muốn có thêm thu nhập trong lúc học sinh tạm dừng tới trường.

Hoàng Thanh

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Đang cập nhật dữ liệu !