Thầy giáo mở hướng dùng bèo tây làm đồ mỹ nghệ

Bèo tây phủ kín mặt sông, tràn lên đồng ruộng, gây bao phiền lụy cho người dân, khiến thầy giáo Nguyễn Quốc Hiệp (Hà Tĩnh) hết sức trăn trở. 

{keywords}
Những chiếc giỏ đựng được làm từ bèo tây

'Vấn nạn' bèo tây

Trao đổi với PV Infonet, thầy giáo Nguyễn Quốc Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Mỹ Lộc và Quang Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) chia sẻ, sau trận lũ lịch sử năm 2010, bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản - PV) từ khắp mọi nơi hội tụ về sông Nghèn, sông Ba Nái trên địa bàn huyện Can Lộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bèo sinh sôi nảy nở thành từng mảng, kết thành thảm dày, ken đặc mặt nước, gây ra hàng loạt hệ lụy cho người dân.

Từ khi bèo tây tràn về, nước sông chuyển màu đục hơn. Không chỉ lấn chiếm mặt nước, bèo tây còn “bành trướng” lên ruộng lúa dọc hai bên bờ sông. Mỗi khi mưa lớn, nước sông dâng lên, bèo tây tràn vào ruộng. 

Bèo vây kín các trạm bơm, bịt kín cửa hút, gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn héc ta lúa của người nông dân.

{keywords}
Sau trận lũ lịch sử năm 2010, bèo tây tràn về địa bàn huyện Can Lộc, sinh sôi nảy nở ken đặc sông hồ.

Cũng theo thầy Hiệp, cách đây 5 năm, thầy đã 2 lần vượt hơn 200km tìm đến xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) để tìm hiểu, kết nối xây dựng một mô hình sản xuất hàng kĩ nghệ dùng nguyên liệu từ bèo Nhật Bản nhưng không thành công.

"Mặc dù đã tìm mọi cách để kết nối với các cơ sở, nhưng vướng mắc ở chỗ tôi không phải là doanh nghiệp mà chỉ là một ông giáo. Vì không có tư cách pháp nhân nên không ai ký hợp đồng với tôi. Để triển khai, tôi còn thiếu rất nhiều thứ như: vốn, phương tiện thu gom/vận chuyển, hệ thống kho bãi...”, thầy Hiệp bộc bạch.

Biến thành sinh kế

Theo lời kể của thầy Hiệp, sau nhiều năm mải miết tìm giải pháp, nỗi trăn trở được giải tỏa khi gặp được chị Hồ Minh Nguyệt - chủ một doanh nghiệp từng nhiều năm làm hàng mây tre đan xuất khẩu, có 2 cơ sở sản xuất ở huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Thầy đã thuyết phục chị Nguyệt mở thêm cơ sở ở Can Lộc.

Bước đầu, doanh nghiệp của chị Nguyệt đang thu mua bèo đưa về kho dự trữ, sau đó sẽ đào tạo nghề cho người dân và tiến hành sản xuất. Hiện nay, chị Nguyệt đã thu mua bèo ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Can Lộc; sắp tới sẽ triển khai đến tất cả các huyện trong tỉnh có bèo.

{keywords}
Một cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ từ bèo tây tại Cẩm Xuyên.

“Trước mắt tôi sẽ xin địa phương cử một số người khéo tay vào Cẩm Xuyên để học những kỹ năng cơ bản, dễ làm. Quê tôi có nghề chằm tơi (may áo tơi, một loại áo chống nắng được may từ lá cọ) nên người dân đã quen tay, quen việc, giờ chuyển sang làm đồ mỹ nghệ sẽ rất thuận lợi”, thầy Hiệp nói.

Sau đó, sẽ cử một số người khéo léo đi các tỉnh có nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống học hỏi nâng cao tay nghề, về đào tạo lại cho bà con.

Sản phẩm mỹ nghệ từ bèo rất đa dạng, bao gồm các loại giỏ xách, thùng đựng, đồ gia dụng, các loại rổ rá, tấm thảm... Rồi đây, bèo sẽ không còn là bèo nữa, nó sẽ trở thành những dụng cụ thiết yếu và có mặt trong rất nhiều hộ gia đình ở địa phương.

{keywords}
 
{keywords}
Nếu thị trường xuất khẩu ổn định, người dân Hà Tĩnh sẽ có thêm sinh kế mới từ việc thu gom bèo tây.

Trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo huyện Can Lộc thông tin: “Lâu nay bèo tây là vấn đề khiến huyện và xã rất đau đầu. Bèo ken đặc mặt sông, ruộng đồng, gây ách tắc dòng chảy, trở thành nơi cư trú của chuột bọ phá hoại mùa màng. Nhiều lần huyện đã tổ chức phát động các lực lượng ra quân xử lý nhưng hiệu quả chưa cao.

Hiện nay đang có chỗ thu mua bèo để gia công đan lát hàng xuất khẩu. Huyện đã chỉ đạo các xã phát động các đoàn thể tổ chức vớt bèo gây quỹ cho hội. Hướng sắp tới, huyện sẽ giao cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ lớp đào tạo nghề, mở các cơ sở sản xuất trên địa bàn”.

{keywords}
Thầy giáo Nguyễn Quốc Hiệp, người tìm đường xử lý 'vấn nạn' bèo tây, tạo sinh kế cho người dân ở huyện Can Lộc.

Trần Hoàn

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !