Nữ Thiếu tá về hưu khởi xướng phương pháp xử lý rác thải IMO ở huyện Sóc Sơn

Từ việc sử dụng hiệu quả chế phẩm IMO trong xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình, bà Nguyễn Thị Liên đã cùng Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn lan tỏa phương pháp này tới mỗi người, mỗi nhà góp phần xây dựng môi trường sống trong lành.

Tình cờ bắt gặp chế phẩm khử mùi hiệu quả

Sau gần 30 năm công tác tại Nhà máy Z153 thuộc Binh chủng Tăng - Thiết Giáp, năm 2003, bà Nguyễn Thị Liên (thôn Tân Phú, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) về nghỉ chế độ với quân hàm Thiếu tá. Sau khi nghỉ hưu bà không để bản thân nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục thực hiện ước mơ trang trại đã ấp ủ từ lâu. Mặc dù làm chăn nuôi (nuôi lợn và giun quế) nhưng không gian sống của bà luôn thoáng đãng, sạch sẽ, không có bất kì mùi ẩm mốc của rác thải bốc lên. Để xây dựng được môi trường sống như vậy, có lẽ bắt đầu từ sự việc con trai của bà.  

Từ chế phẩm IMO, bà Nguyễn Thị Liên bắt tay vào làm phân hữu cơ và thuốc trừ sâu.

Năm 2015, con trai bà Nguyễn Thị Liên bị u tế bào khổng lồ phải nằm một chỗ. Vừa làm trang trại, vừa chăm sóc con trai bệnh tật, bà Liên luôn tìm mọi cách để cải thiện môi trường sống hiện tại cho cả gia đình. Với bà Liên lúc đó “việc giải quyết phân người tỏa ra trong phòng điều hòa là vấn đề cực kỳ nan giải. Tôi đã thử dùng rất nhiều cách như bật một cái quạt từ trong phòng con ra ngoài, rồi tăng bo thêm 2 chiếc nữa ra sân, nhưng cả sân lẫn vườn vẫn ngập tràn mùi hôi thối. Nếu sử dụng chanh sả thì mùi hôi đó như thốc lên nặng hơn, không thể chịu được”.

Sau 5 năm kiếm tìm giải pháp hữu hiệu nhất, đến năm 2020, qua giới thiệu của người quen, bà Liên biết đến nhóm Liên minh nông nghiệp tử tế do thầy Hoàng Sơn Công sáng lập. Qua đây, bà biết đến phương pháp phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh bản địa (IMO) của vị thầy này.

“Tôi đọc một lượt về cách dùng IMO để sản xuất phân hữu cơ và thuốc trừ sâu. Đập vào mắt tôi lúc đó là câu khẳng định chắc nịch: sau 3 ngày nếu xịt vào cái gì hôi thối nhất mà mất mùi thì bạn đã thành công. Lúc đó, tôi không quan tâm tới thuốc trừ sâu, không quan tâm tới phân hữu cơ, điều tôi cần là giải quyết mùi khó chịu từ việc sinh hoạt tại chỗ của con trai”, bà Liên chia sẻ.

Không chần chừ, bà Liên bắt tay vào thử nghiệm IMO bằng công thức đã có gồm các nguyên liệu vừa rẻ, vừa có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình: gồm đường sữa chua, men tiêu hóa, men rượu, nước lã, quả chuối, quả đu đủ, cám gạo. Bóp nát tất cả chúng vào với nhau. Sau 3 ngày, dung dịch khử khuẩn IMO hoàn thành. Khi đã chế ra thành phẩm, hiệu quả đem lại như ý muốn, mùi hôi thối đã được loại bỏ. Với bà Liên “đây là giải pháp hiệu quả nhất từ trước tới nay tôi đã sử dụng. Dường như đây là giải pháp ra đời trong lúc bĩ cực nhất. Nhờ có nó mà giờ đây phòng con trai tôi không còn mùi tanh hôi như trước nữa”.

Qua bước thử nghiệm thành công đó, bà Liên bắt tay vào việc làm phân hữu cơ từ các chất thải hữu cơ hằng ngày trong gia đình để chăm sóc vườn phong lan, cây cảnh, vườn rau…. Tất cả rác nhà bếp được tập trung vào một chỗ, sau đó thêm IMO. Rác sau khi phân hủy, không có mùi hôi thối, “chỉ có một mùi thơm”. Không chỉ dừng lại ở đó, bà Liên còn tạo nên IMO thuốc sâu có thể ăn được bởi nó được làm từ các nguyên liệu là măng, ớt, gừng, tỏi, lá xuyến chi… đem ngâm lên để làm thành dung dịch tưới cây, khi phun vào con sâu nó sẽ bị tê dần và rụng xuống.

Sáng kiến “Sản xuất chế phẩm IMO để xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình” của bà Nguyễn Thị Liên đã đạt giải nhì tại cuộc thi “Gia đình an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” do Trung ương Hội LHPN tổ chức.

Người tiên phong đưa IMO ra toàn huyện Sóc Sơn

Năm 2020, trước vấn đề nhức nhối của bãi rác Nam Sơn và thực trạng tại huyện Sóc Sơn, ở các xã 2 ngày mới được thu gom rác một lần. Trong 2 ngày đấy, nếu mỗi gia đình đều ấp ủ rác hữu cơ trong nhà hay đem ra ngõ sẽ bốc mùi hôi thối và ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Bà Liên nghĩ rằng giải pháp phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh bản địa (IMO) sẽ góp một phần nhỏ trong việc xử lý rác thải trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Bằng thực nghiệm của bản thân, bà Liên đã gọi điện tới chủ tịch Hội Phụ nữ huyện chia sẻ về giải pháp và rất mong sự chung tay của chị em phụ nữ. Ngay sau cuộc điện thoại, Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn đã có mặt tại nhà bà Liên để tham khảo cách làm rác hữu cơ và mời bà đến tập huấn cho hội viên nòng cốt ở các xã.

Khi tham gia tập huấn tại huyện, xã, để “nói có sách, mách có chứng”, bà Liên đã cùng hội phụ nữ xã Phú Cường – nơi bà sinh sống làm thí điểm trước một bãi rác. Tất cả rác thải hữu cơ của xã gom lại. Bà Liên tập huấn cho chị em hội viên và thực hành cách làm chế phẩm IMO ngay chính bãi rác đó. Sau 5 ngày, đống rác to tướng xịt xuống, không có bất cứ mùi hôi nào bốc ra. Qua bằng chứng đó, các cán bộ chi hội, các hội viên nòng cốt của Hội Phụ nữ đều nhận thấy chế phẩm IMO có công dụng tuyệt vời trong xử lý rác thải và đã ứng dụng thành công trong chính gia đình của mình.

Mỗi gia đình ở huyện Sóc Sơn đều xây dựng bãi rác hữu cơ tại gia bằng chế phẩm IMO, để tạo phân hữu cơ. 

Từ đó, Hội phụ nữ huyện đã xây dựng Đề án Phụ nữ Sóc Sơn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình và khởi nghiệp từ rác hữu cơ giai đoạn 2021-2023. Đề án đã chọn 2 đơn vị xã Đông Xuân và Phú Cường làm điểm, còn ở các xã, thị trấn cũng đã triển khai sơ khai đề án này.

Theo như đánh giá ban đầu từ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sóc Sơn, trong quý I năm 2021 đề án đã đạt được kết quả bước đầu tạo sự ảnh hưởng rất lớn tới hội viên phụ nữ trong việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Hiện nay một số đơn vị sau khi thực hiện thành công, mỗi người có thể là một báo cáo viên, một tuyên truyền viên để tập huấn cho các đơn vị khác. Mỗi buổi tập huấn, mọi người sẽ học cách phân loại rác, cách tạo ra chế phẩm IMO và các sản phẩm từ IMO.

Bà Trương Thị Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Sóc Sơn chia sẻ: “Chị Liên là Thiếu tá quân đội về hưu luôn say mê với nông nghiệp sạch. Chị là người tâm huyết, luôn mày mò và ứng dụng công nghệ, các phương pháp hiện đại vào trong sản xuất, chăn nuôi. Chị cũng chính là người khởi xướng mô hình xử lý rác thải hữu cơ đầu tiên ở huyện Sóc Sơn và đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, lan tỏa tới hội viên phụ nữ, tham gia các buổi tập huấn chế biến IMO ở một số xã”.

Qua đề án, Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn hy vọng, sau 3 năm, 80% người dân Sóc Sơn không xả rác ra môi trường và đây sẽ là biện pháp lớn giảm áp lực cho bãi rác Nam Sơn đang quá tải”.

Với những đóng góp đó, vừa qua, sáng kiến “Sản xuất chế phẩm IMO để xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình” của bà Nguyễn Thị Liên đã đạt giải nhì tại cuộc thi “Gia đình an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” do Trung ương Hội LHPN tổ chức.

Theo vov.vn

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !