Thầy chủ nhiệm lập kỷ lục với lớp có 31/31 học sinh lớp 10 đỗ chuyên Toán - Tin

31/31 học sinh của lớp chuyên Toán 9C1, Trường THCS Archimedes Trung Yên đỗ vào các lớp chuyên ở Hà Nội. Đặc biệt, trong số đó có 22 học sinh đỗ đồng thời cả 3 trường chuyên.

Lớp học với nhiều kỷ lục này do thầy Phạm Ngọc Mai làm giáo viên chủ nhiệm kiêm phụ trách môn Toán.

Chia sẻ với VietNamNet, thầy Phạm Ngọc Mai cho biết: “9C1 năm nay không phải lớp đầu tiên đỗ 100% nhưng là lớp có số học sinh đông nhất đỗ 100% vào các lớp chuyên Toán - Tin từ trước đến nay.

Theo đó, toàn bộ 31/31 học sinh của lớp đều đỗ chuyên Sở gồm 21 bạn đỗ chuyên Toán - Tin, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và 1 thủ khoa chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Cũng trong 31 sĩ tử này, có 26 thành viên đỗ chuyên Toán - Tin, Trường THPT Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) với 2 á khoa và 7 em trong đó thuộc Top 10. 24 thành viên đỗ chuyên Toán – Tin, Trường THPT Chuyên Sư Phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Đặc biệt, lớp có đến 22 học sinh đã thi đỗ đồng thời cả ba trường chuyên”.

 

Thầy giáo Phạm Ngọc Mai - giáo viên chủ nhiệm lớp 9C1.


Được biết, thầy Phạm Ngọc Mai cũng là giáo viên phụ trách môn Toán (hai năm lớp 8-9) lớp chuyên Toán 9C1 khóa 2018-2019. Đây là khóa đầu tiên của Trường THCS Archimedes Trung Yên đỗ 100% vào các lớp chuyên Toán - Tin THPT tại Hà Nội là.

Nói về hành trình gian nan của học sinh để có được những thành tích như hôm nay, thầy Mai cho biết: “Chúng tôi nỗ lực rèn luyện và giảng dạy cho các em những bài toán hay, lời giải đẹp, các phương pháp độc đáo cùng sự động viên và khích lệ để các em phát huy được hết khả năng của mình.

Nhược điểm thường thấy của học sinh chuyên Toán là thường chủ quan, thiếu cẩn thận trong khâu trình bày. Vì vậy trong quá trình giảng dạy các em từ lớp 6, ngoài việc rèn giũa về tư duy, tôi cũng luôn nhấn mạnh các em về việc trình bày phải chỉn chu.

Nhờ vậy điểm trung bình môn Toán chung trong kỳ thi vào lớp 10 của học sinh 9C1 năm nay đạt 9,8 và có tới 11 điểm 10 tuyệt đối. Để có được thành tích này, cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều rất nỗ lực suốt một hành trình dài”.

Thầy Ngọc Mai nhớ lại khi nhận làm chủ nhiệm của các em từ lớp 6, đầu vào của lớp không phải hoàn hảo. Một số học sinh không thực sự nổi bật nhưng bù lại các em có sự yêu thích với môn Toán. 

“Khi nhận lớp 6C1 tôi cũng xác định sẽ quyết tâm rèn luyện và nỗ lực cùng các em, dù có khó khăn thế nào thầy trò cũng sẽ cùng nhau cố gắng vượt qua”, thầy Mai nói.

Đặc thù của lớp chuyên Toán là nhiều học sinh nam thường rất tinh nghịch, hơn nữa sĩ lớp khá đông vì vậy việc giúp học sinh tập trung học tập, kiểm soát chất lượng không hề dễ dàng.

Ngay cả khi các em lên lớp 9 và cận kề các kỳ thi quan trọng cũng vẫn còn nhiều bạn khá đuối, chưa theo kịp trình độ học tập chung của cả lớp. Việc giúp cho các bạn này đỗ chuyên thực sự là một bài Toán nan giải.

Thầy Mai nhớ lại từng có phụ huynh đã hỏi thầy giáo có cần con chuyển ra lớp ngoài để nâng cao thành tích của lớp hay không, giáo viên này đã không ngần ngại trả lời: “Chỉ cần con quyết tâm, thầy sẽ giúp con về đích thành công”. Theo thầy Mai, điều này xuất phát từ sự quyết tâm và tình yêu thương dành cho trò, nhất định không bỏ lại một học sinh nào ở phía sau.

Để giúp những học sinh còn nhiều hạn chế, thầy Mai thừa nhận đó là hành trình khá vất vả. Lớp càng đông, khó khăn lại càng tăng lên gấp bội.

Với những học sinh này, thầy Mai phải dành cho các em những sự hỗ trợ đặc biệt, tận dụng tối đa từng giờ từng phút, cả trong giờ học chính thức đến những lúc hỗ trợ ngoài giờ học chính thức. Theo thầy Mai, học sinh nào cũng đều có thể học Toán tốt hơn nhiều nếu được phát huy, gợi mở và hỗ trợ đúng cách. Vì thế thầy luôn cố gắng kiên nhẫn để hỗ trợ và chờ đợi cho học sinh bứt phá, tăng tốc. 

Thầy Mai chia sẻ, thầy luôn cố gắng động viên, khích lệ trò giành kết quả cao nhất, dù đỗ lớp chuyên hay không mục tiêu lớn nhất vẫn là các em phải vận dụng kiến thức trong trường để chuẩn bị cho tương lai và nuôi dưỡng tình yêu với Toán học.

Hoàng Thanh

Chuyện tình từ giảng đường đại học của cặp đôi cùng đoạt Nobel

Cặp đôi thần kinh học nhà Moser đã kiên trì thực hiện cuộc tìm kiếm kéo dài hàng thập kỷ để tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ não ở cấp độ tế bào.

9X Thanh Hoá chi 2 tỷ xây nhà tặng bố, tha thiết tìm mẹ mất tích 28 năm

Lớn lên trong khó khăn, Alina Mai luôn ấp ủ hoài bão thoát nghèo để hỗ trợ gia đình. 30 tuổi, chị có sự nghiệp kinh doanh, đủ tiền xây nhà tặng bố và tìm người mẹ mất tích.

10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giới

Ba mất kể từ khi Bình học lớp 6, mẹ từng bị tai nạn phải nghỉ làm trong suốt 2 năm, có giai đoạn Bình phải đi chụp ảnh thuê kiếm tiền. Vì thế, giấc mơ du học là điều nam sinh chưa từng nghĩ tới.

‘Thời chúng tôi thấy thầy cô là phải khoanh tay chào từ xa’

“Thời chúng tôi, ra ngoài đường thấy thầy cô là phải đứng khoanh tay chào từ xa, đố ai dám hỗn láo”, độc giả VietNamNet hồi tưởng lại mối quan hệ thầy trò được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

9X đem món ngon lên núi nấu tặng hàng trăm trẻ em nghèo

Từng thiếu ăn, thèm những món ngon lúc còn nhỏ, khi cuộc sống ổn định, mỗi cuối tuần Ngọc Trinh lại chuẩn bị nguyên liệu, thức ăn mang lên núi, nấu tặng trẻ em nghèo những bữa tiệc.

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

Bên trong hộp ngủ ở Hà Nội khiến nhiều người trẻ mê mẩn

Tiện lợi, riêng tư, giá cả phù hợp là những tính từ mà giới trẻ mô tả xu hướng thuê trọ hộp ngủ. Dù còn nhiều tranh cãi nhưng mô hình này đang phổ biến ở Hà Nội, TP.HCM...

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Đang cập nhật dữ liệu !