Thành Lộc: "công thức lựa chọn" những lời mời diễn

Đó là những câu hỏi: “Đây có đúng là công việc mình thích không, có lấy của mình quá nhiều sức khỏe không, có phải là giai đoạn mình đang… cần tiền không…” mỗi khi anh được mời ngoài sàn diễn.
Những công thức giúp “gã phù thủy” có được một cuộc sống cân bằng, vừa phải - như mong muốn. Còn nếu như có lúc nào đó, bị chệch ra, thì Lộc sẽ tự “vả vào má mình”, mắng vốn: “Đáng đời mày nha Lộc!”

Không nên yêu cầu mình quá cao

Thành Lộc:
Thành Lộc, hôm tôi gặp, là lúc anh đang đưa mẹ cùng mấy người thân đã có tuổi trong nhà anh đi ăn sáng. Highlands Coffee sáng Chủ nhật đông kinh khủng, nghe tiếng được tiếng mất, nhưng cái góc anh và những người thân của anh ngồi, lại toát lên một sự yên ắng kỳ lạ. Họ nói nhỏ, uống chậm và ánh mắt nhìn nhau ấm áp, như tách riêng một góc giữa chốn lao xao. “Có gì đâu trời! Lâu lâu đưa má ra ngoài cho có không khí” - Lộc giải thích.

* Bếp hát vừa đưa anh lên sóng, hát hò cũng như ai đấy chứ! Lâu lâu ra ngoài đóng phim chơi, thay vì chỉ đắm mình trong không gian bé nhỏ của sân khấu hộp, có khi cũng là một cách để tránh “thiếu nắng” đấy nhỉ, dù là sở đoản?

Thành Lộc: Nếu coi sở trường của Thành Lộc là diễn xuất nói chung, thì đấy chưa chắc đã là sở đoản. “Thiếu nắng” hay không là do mình lựa chọn cách để thở. Và thường thì tôi thở bằng cách này: Có ba câu hỏi. Một: Đây có đúng là công việc mình thích không. Hai: Có lấy của mình quá nhiều sức khỏe không, có phải trả giá quá nhiều không. Ba: Có phải là giai đoạn mình đang… cần tiền không… Thiếu đi một trong ba cái đó thì mình sẽ tìm cách từ chối. Ôm đồm không phải là cách của tôi. Đó chính là lý do năm vừa rồi có ba phim nhựa mời thì tôi từ chối hai. Vì tôi không muốn mình phải mất quá nhiều thời gian cho một bộ phim tào lao, chắc chắn sẽ bị dân tình ném đá.

* Được lựa chọn hẳn là một hạnh phúc đáng kể của một người đàn ông độc thân “kinh niên”, không quá bị áp lực về cơm áo gạo tiền?

- Thuận tiện hơn, đúng! “Gánh nặng” duy nhất của tôi là mẹ tôi thôi, nhưng đó là một bổn phận hạnh phúc của tôi, và mẹ tôi thì sống rất đạm bạc.

* Lối sống đó có ảnh hưởng đến quan niệm sống của anh không?


- Tôi nghĩ, có những thứ, chịu hay không chịu được, đôi khi chỉ đơn giản là do thói quen. Xưa khi tôi còn là sinh viên, sống trong một căn gác xép lợp mái tôn, đến quạt còn chẳng có, trưa hè chỉ còn nước “thoát y 100%”. Hoặc sang hơn nữa thì mua vé vào rạp, không phải để xem phim mà là để… ngủ. Giờ tôi được ở trong một căn nhà do chính tay tôi xây nên, lại có riêng một căn phòng rộng, lại lắp điều hòa. Nhưng ba năm nay hỏng, không buồn sửa. Vì tôi nghĩ: Ủa, ngày xưa ông chịu nóng giỏi lắm mà? Xưa nóng hơn nhiều, sao ông chịu được? Cái đó, là tôi thừa hưởng từ ba tôi đó - người không bao giờ đặt mình vào một yêu cầu nào đó quá cao để tự làm khó mình. Trừ khi là nghệ thuật.
Thành Lộc:

* Tôi thấy anh cũng đi xế hộp như ai đấy chứ?


- À, đó chỉ đơn giản là do nhu cầu công việc, để tôi có một nơi trú ngụ khi ra đường. Còn thì không có thói quen và nhu cầu thay xe bao giờ. Vì với tôi, đấy chỉ là phương tiện, không phải để đánh bóng. Tôi không có máu hào nhoáng à nha! Dù ai cũng nghĩ: Ông Thành Lộc mà không có tiền thì quá lạ! Không ông Lộc thì ai. Nhưng xin thưa, tôi mua nhà trả góp, xe trả góp. Tận tới giờ vẫn kỳ cạch trả ngân hàng. Có nhiêu đâu, tháng vài ba triệu, thôi cũng được! Thế nên, đời tôi thanh thản nhất là những lúc… trả xong nợ. Tháng nào không phải dính đến ngân hàng là tháng tôi hạnh phúc nhất. Với tôi, ngân hàng vừa là ân nhân vừa là… hung thần. Dù nhân viên ngân hàng luôn có nụ cười giống hệt nàng Mona Lisa.

Nhưng nên tranh thủ bằng mọi giá để… mở rộng cái đầu

* Một ngày của anh thường thế nào?

- Tôi thì hầu như không ăn cơm nhà. Đợt nào đi phim thì thường 6g ra khỏi nhà, tới 6g chiều thì đi thẳng tới rạp để diễn kịch luôn. Xong thì đi ăn đêm, rồi về nhà xem TV, lướt FB, chat chít với bạn bè, xem kế hoạch ngày mai… Một ngày có khi chỉ ngủ dăm ba tiếng. Hôm nào không phải đi phim thì cũng trằn mình trên sàn tập. Trong tuần chỉ được hai ngày thứ 2 và thứ 3 mới chính là thứ Bảy, Chủ nhật của mình và anh em trong nhà hát, để tìm lại giọng nói…

* Trương Nhuận (Nhà hát Tuổi Trẻ) từng nói với tôi: Giới sân khấu hồi giờ, có hai người chịu đọc nhất. Ngoài Bắc thì Anh Tú. Trong Nam thì là Thành Lộc. Anh đọc lúc nào được?

- Xưa thì đúng là đọc nhiều. Giờ thì đến truyện ngắn cũng không luôn, trừ những cái nghe người ta kháo nhau nhiều. Cũng may, là chơi với khá nhiều người chịu viết, chịu đọc, có cùng gu thưởng thức nên cũng đỡ bị sót. Và bù lại, văn hóa xem thì mạnh lắm. Nói chung, giờ phải biết tranh thủ bằng mọi giá để giúp cái đầu của mình mở ra, thì mới đứng được lâu và sâu với nghề này.

* Lưu Quang Vũ, một “người quen” của anh từng viết: “Tôi chán cả bạn bè/Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới”. Có bao giờ anh chán họ không? Và cả chán anh?

- Có chứ! Có những lúc mình cũng bị mục đầu ra ấy chứ, vì những va chạm của đời sống kinh tế. Và khi đó, cách hiệu quả nhất để tự cứu mình là luôn cố gắng giữ cái nhìn lạc quan, hài hước. Khi mình lạc quan, mình sẽ thấy mình thông minh hẳn ra. Đừng bao giờ đẩy bi kịch tới cùng. Nỗi đau, nếu có, hãy cố gắng tận hưởng nó như một món quà của Thượng đế. Hãy để nó xuyên qua mình một cách trong suốt.

* Biết thế, nhưng bằng cách nào được chứ?

- Bằng cách tự mắng mình, giả dụ: “Đáng đời mày nha Lộc!”

* Ôi giời, biết đâu rằng “được vạ thì má đã sưng”! Đợi được lúc ngồi mắng mình thì đã kịp trọng thương rồi?

- Giữ lại trong lòng thì mới là trọng thương. Phải để nó xuyên qua mình thì nó mới đi ra được khỏi mình.

* Anh thường nói câu “Đáng đời mày nha Lộc!” vào những lúc nào?

- Những lúc mình không đề phòng, bị đâm từ phía sau.

* Một người tinh anh đến như anh mà có kẻ rình đâm được phía sau sao?

- Ồ, ai mà ngờ được! Vì tôi thì là người không có võ. Chỉ có trái tim. Lại còn ruột để ngoài da. Mình có thể đề phòng người trước mặt, nhưng ai mà đề phòng được những kẻ nhào ra từ bóng tối. Tôi sống có tôn giáo. Nên tôi không chọn cách đề phòng, và hẳn vì thế mà cho tới nay, tôi có rất nhiều bạn tốt.

* Thực ra, “tinh anh” là từ tôi có ý nói tránh. Còn một từ khác: …“nanh nọc”. Sao, anh có thấy phiền không?

- Đúng, tôi nanh nọc. Nhưng tôi hài hước. Mà thôi, sao cũng được! Tới tuổi này rồi, đồn thế chứ đồn nữa cũng vậy thôi à! Thời gian, tự nó, chẳng phải đã quá đủ độ chín rồi sao?

Tôi luôn muốn được là người đi đầu

Thành Lộc:

* Tiếc là, cái độ chín lớn nhất ở anh, mà không một bạn nghề nào dám “hỗn”, là độ chín nghề, thì cho đến nay, vẫn chưa khiến được 4 chữ: NSND đứng trước cái tên Thành Lộc? Nói thật nhé, mỗi lần gõ mấy chữ: NSƯT trước tên anh, tôi cứ thấy… bứt rứt thế nào, hay tôi… nhầm?

- Ồ không, cái đó nó nằm ngoài đời sống của tôi lâu rồi nhé! Nói thì có thể hơi buồn cười, năm 18 tuổi, khi quyết định thi vào trường Sân khấu, lý tưởng của tôi lúc đó là: “Muốn được trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. Và sau 30 năm… vẫn vậy! Tôi muốn được là một “kỹ sư tâm hồn”. Còn NSND ư? Nói thật nhé, nếu để chọn, tôi vẫn thích nghe từ “ưu tú” hơn, vì “ưu tú”, nó có nghĩa là người đi đầu. Tôi luôn muốn được là người đi đầu. Và, có nghĩa: mình còn trẻ. Còn NSND thì nghĩa là… sắp đi vô Bạch Mai rồi còn gì!

* Thế thì, tôi e là cái giải “Icon” (Biểu tượng) mà TTVH & Đàn Ông sắp trao cho anh nó cũng giống như một kiểu “Thành tựu trọn đời”, không khéo lại là sự… làm phiền đấy nhỉ?

- Ôi trời ơi, thề là tôi thấy nổi hết cả gai ốc! Trái lại, bất kể cái gì đến từ báo chí, khán giả, thì tôi lại thấy quý vô cùng! Được làm một người có ích, còn hạnh phúc nào hơn!

Theo Thư Quỳnh/Thể Thao Văn Hóa & Đàn Ông

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !