Thanh Hóa: Nhiều chính sách dân tộc được thực hiện
Nhiều chính sách của Ủy ban Dân tộc đến với vùng đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. |
Được sự quan tâm của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong 9 tháng năm 2018, các chính sách của chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa được thực hiện.
Với tổng nguồn vốn đầu tư được giao là 131.074 triệu đồng để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 229 công trình thuộc 100 xã đặc biệt khó khăn và 165 thôn bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực 4.
Trong đó, đã khởi công xây dựng mới được 25 công trình ở các huyện miền núi, duy tu, sửa chữa bảo dưỡng công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã 135, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cộng đồng.
Đối với kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình hiện nay các huyện đang lựa chọn danh mục để triển khai thực hiện; Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo...
Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS như: “Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020”.
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành tổng hợp nhu cầu vốn của các huyện và báo cáo Ủy ban Dân tộc và hiện đang chờ Trung ương phân bổ để triển khai kinh phí thực hiện.
Kết quả vay vốn cho các đối tượng được thừa hưởng theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg tính đến ngày 31/8 đã có 297 lượt khách vay vốn với tổng số tiền là 10.692 triệu đồng.
Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”
Ban Dân tộc tỉnh đã và đang lồng ghép tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong các chương trình dự án đối với vùng dân tộc miền núi của tỉnh.
Trong thời gian qua, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn được triển khai rộng khắp, với tổng kinh phí 17.640.720.000 đồng/ 189.699 khẩu được thụ hưởng.
Trong đó, 15/20 huyện đã tổ chức triển khai thực hiện cấp phát đến các đối tượng thụ hưởng ở các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Như Thanh, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thường Xuân, Mường Lát, Thạch Thành....
Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động cho đồng bào các xã biên giới huyện Mường Lát. Hoàn thiện việc biên soạn sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật cấp phát cho 75 xã.
Để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, hiện đã có 13/18 huyện đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đã lồng ghép tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền cho 1.496 lượt người; tổ chức tuyên truyền tại hệ thống đài phát thanh xã, huyện; tổ chức lồng ghép giảng dạy và các buổi nói chuyện chuyên đề tại các trường phổ thông; Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cũng triển khai tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Ban Dân tộc...