Thanh Hóa chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường

Do cách ứng xử thiếu văn minh, chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ nhặt, bột phát nhưng nhiều học sinh đã tìm đến bạo lực để giải quyết.

Thời gian qua, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp các cấp, các ngành, nhà trường trên địa bàn tỉnh không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, kịp thời hoà giải các mẫu thuẫn, từ đó làm giảm, ngăn ngừa các hành vi gây thương tích. 

Tuy nhiên thời gian gần đây, xuất phát từ những mâu thuẫn bột phát trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày, nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên không kiềm chế được bản thân, sử dụng “cái đầu nóng” trong cách xử sự, coi trọng việc thắng thua, tổ chức đánh nhau, xúc phạm danh dự người khác, thậm chí dùng hung khí để trả thù, cố ý gây thương tích người khác, coi thường pháp luật.

 Để ngăn ngừa tình trạng này, trước tiên, môi trường giáo dục trong gia đình đóng vai trò rất quan trọng.Ảnh: NH

Mới đây là sự việc xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc: Chiều ngày 15/11/2022, cháu Lê Ngọc Diệp, sinh năm 2008, học sinh lớp 9A, và cháu Lê Thúy Phương, sinh năm 2009, học sinh lớp 8A đến trường để tập văn nghệ phục vụ chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong lúc gặp nhau ở khu vực cầu thang của trường, cháu Phương nhìn thấy cháu Diệp - là khóa trên hơn tuổi mà không chào, cháu Diệp nói với cháu Phương “khóa dưới mà không biết chào hỏi các chị khóa trên à” nên giữa cháu Diệp và cháu Phương xảy ra mâu thuẫn với nhau. Đến khoảng 16h00 cùng ngày, cháu Diệp gọi cháu Phương ra khu vực cổng trường để nói chuyện. Trong quá trình nói chuyện, cháu Diệp dùng 1 chiếc mũ bảo hiểm đánh 2 phát vào vùng đầu của cháu Phương, sau đó cháu Diệp tiếp tục dùng tay giật tóc và đấm liên tiếp nhiều cái vào người cháu Phương, hai bên giằng co làm cả cháu Diệp và cháu Phương rơi xuống ruộng bùn gần đó. Cháu Diệp tiếp tục dùng tay, chân đánh nhiều cái vào người cháu Phương. Khi cháu Phương từ ruộng đi lên khu vực phía trước cổng trường thì cháu Diệp tiếp tục dùng tay tát 1 cái vào mặt cháu Phương. Hậu quả, cháu Phương bị thương với nhiều vết bầm tím vùng gò má, rách da trong khoang miệng.

Hồi 16h00 ngày 18/12/2022, tại thị trấn Phong Sơn, do mâu thuẫn bộc phát trong quá trình đi chơi, Ngô Hải Anh, sinh năm 2007, ở tổ dân phố Nghĩa Dũng, thị trấn Phong Sơn, và Đỗ Hoàng Hiệp, sinh năm 2008, ở thôn Chiềng Đông, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy dùng dao và ống điếu đánh vào người Đỗ Trung Dũng, sinh năm 2007, ở thôn Lương Thành, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Hậu quả là Dũng bị thương phải đi điều trị tại bệnh viện.

Qua các vụ cố ý gây thương tích mang tính bột phát trong thời gian gần đây mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh gây ra, Công an tỉnh Thanh Hoá cảnh báo nguyên nhân sâu xa là do cách ứng xử thiếu văn minh, chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ nhặt, bột phát nhưng các đối tượng lại tìm đến bạo lực để giải quyết.

Để ngăn ngừa tình trạng này, trước tiên, môi trường giáo dục trong gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Vậy nên mỗi gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm tới đời sống tinh thần, phát hiện và uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của con em mình ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời không nên để các em tiếp xúc với các trò chơi có tính xung đột, bạo lực. 

Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển tâm sinh lý của con em mình, đặc biệt là các em vị thành niên. Nhà trường cần có sự quản lý học sinh chặt chẽ hơn nữa, nhất là giám sát các hoạt động trong giờ ra chơi, những góc khuất ở sân trường, cổng trường…

Nhà trường, thầy, cô giáo cần thường xuyên nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện những thay đổi tiêu cực, mâu thuẫn phát sinh để hoà giải, ngăn ngừa phát sinh các hành vi tiêu cực, bạo lực. 

Bên cạnh đó, nhà trường cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm của học sinh để có biện pháp giáo dục và uốn nắn các em. 

Ngoài ra, các trường học cần chú trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh từ thực tế hơn là truyền tải trong sách giáo khoa; đồng thời, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa…

Hằng Nga

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !