Thái Hòa: ‘Đám cưới đã chuẩn bị xong nhiều thứ’

"Hiện giờ tôi vẫn đang tại căn nhà mướn ở quận Phú Nhuận, nhưng sau khi cưới chắc sẽ chuyển về Nhà Bè, hơi xa một chút nên chắc cũng phải tính mua chiếc xe hơi. Bây giờ ở đâu thì ở, nhưng khi cưới rồi phải có cái nhà của riêng mình", "chị Hội" chia sẻ về lần tái hôn sắp tới.

Thái Hòa: ‘Đám cưới đã chuẩn bị xong nhiều thứ’

Thái Hòa: ‘Đám cưới đã chuẩn bị xong nhiều thứ’

- Anh đang chuẩn bị cho đám cưới đến đâu rồi?

- Nói chung là cũng xong nhiều thứ, sắp tới chắc mệt nhất là phần đưa thiệp. Tôi cũng đã mua căn hộ nhỏ ở Nhà Bè. Hiện giờ tôi vẫn đang tại căn nhà mướn ở quận Phú Nhuận, nhưng sau khi cưới chắc sẽ chuyển về Nhà Bè, hơi xa một chút nên chắc cũng phải tính mua chiếc xe hơi. Bây giờ ở đâu thì ở, nhưng khi cưới rồi phải có cái nhà của riêng mình.

- Anh đi diễn lâu năm, lại có không ít phim quá thành công, nhưng đến giờ này vẫn chưa có xe hơi như người khác?

- Được cái này mất cái kia. Mọi người nói nhiều diễn viên chưa làm cái gì nhiều mà vẫn có xe hơi, nhà lầu, nhưng bù lại họ phải làm những việc họ không thích. Tôi ít thuộc về vật chất, nhưng được thoải mái về tinh thần, được làm điều mình thích. Cái gì cũng có giá hết. Tôi biết tôi “chậm mà chắc”. Tôi có thu nhập để vợ con không phải thiếu thốn. Không giàu thôi, chứ vẫn đủ cái ăn cái mặc. Và tôi nghĩ cơ hội làm giàu của tôi vẫn còn đang ở phía trước, tất nhiên phải làm giàu bằng việc mình thích.

- Điều gì ở bà xã tương lai phù hợp với tính cách của anh?

- Thứ nhất là tư cách, cả hai có thể đi làm việc lâu ngày ở đâu đó mà không cần phải lo lắng cho nhau. Thứ hai là sự cảm thông, càng ngày cô ấy đều hiểu công việc của tôi nhiều hơn . Ở bên bạn gái, tôi thấy vui lắm, chuyện gì cũng nói được với nhau.

- Cô ấy có ghen?

- Ở mức độ nào thôi.

- Nhiều người nói nhìn vẻ bề ngoài của anh chắc chắn rất sợ vợ?

- Vợ mình mà, “ngu” gì không sợ? Tôi nghĩ cũng không hẳn là sợ đâu. Những người đàn ông quý trọng gia đình thì đều phải biết sợ. Đó là sợ phạm phải điều khiến gia đình có nguy cơ, khiến mỗi quan hệ bị trục trặc, đổ vỡ.

- Anh có được lòng bố mẹ vợ tương lai?

- Hồi trước thì không, giờ thì cũng tương đối.

- Anh chinh phục họ như thế nào?

- Tôi nhờ thời gian, vì thời gian là cái mà mình không phải làm gì hết, vì càng làm để lấy lòng người khác thì tôi không thích. Quen một hai tháng có thể làm này nọ, trông giả tạo lắm. Còn chuyện quen 4 năm thì khó giả được lắm. Ngày trước ba mẹ cô ấy không hiểu tôi nhiều, bây giờ hiểu nhiều hơn rồi.

- Hiện giờ anh có tham gia phim nào?

- Tôi đang tham gia một phim Tết của Đức Thịnh. Tính ra thì cũng đã bao nhiêu năm rồi tôi mới quay trở lại phim truyền hình, bởi kịch bản này Đức Thịnh chuẩn bị đã lâu, viết cũng kỹ. Thịnh cũng bàn bạc về nhân vật mà Thịnh viết cho tôi nhiều lắm, nên tôi biết nó đầu tư đàng hoàng rồi. Không biết phim ra có thu hút hay không, nhưng tôi cảm thấy yên tâm được.

Hiện giờ tôi đang lo cái phim Cưới ngay kẻo lỡ của anh Charlie Nguyễn. Lần này vai của tôi sẽ là một chàng trai si tình, suốt ngày bám theo người mình thầm yêu trộm nhớ, là vai diễn của Đinh Ngọc Diệp. Tôi chưa thể tiết lộ gì thêm.

Đến năm sau, dự tính sẽ tiếp tục kết hợp cùng anh Charlie Nguyễn để làm phim Để Hội tính. Không làm sao được khi có quá nhiều lợi thế, đầu tiên là nhân vật chị Hội đã được mọi người biết nhiều đến trong Để Mai tính rồi.

- Anh nhận xét như thế nào về Ngọc Diệp?

- Cô ấy là mẫu diễn viên lanh lẹ, cũng có cố gắng nhiều. Tôi nghĩ sau phim này, Ngọc Diệp sẽ được nâng lên nhiều mặt lắm. Chúng tôi phối hợp với nhau cũng hợp. Người đạo diễn quan trọng lắm. Nếu Ngọc Diệp diễn không ổn thì tôi cũng không trách cô ấy, mà tôi sẽ trách anh Charlie, vì đạo diễn là người quan trọng nhất, nếu cô ấy diễn không ổn thì anh chọn làm chi? Nhưng tôi thấy Ngọc Diệp ổn.

- Tính ra số anh cũng sướng, được đóng toàn với người đẹp đấy thôi.

- Tôi thấy Ngọc Diệp ở trên hình đẹp hơn. Nhưng có diễn viên nào không đẹp? Nếu sống bằng cái xinh, cái đẹp thì nhanh qua lắm. Mỗi ngày đều có những người khác xuất hiện, ví dụ người ta đẹp hơn mình, mà xuất hiện sau mình là coi như hơn mình rồi, bởi người ta còn có cái lợi thế là sự mới mẻ.

- Nhiều nghệ sĩ Việt rất ngại bị chê. Còn anh?

- Cái ngại hầu như ai cũng có, nên chuyện cố gắng để tránh bị chê cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nhìn chung thì đời diễn viên không có cách nào thoát khỏi việc bị chê hết. Còn chỉ có người mới vào nghề, chưa hiểu nghề mới sợ thôi. Tôi nói ví dụ, sân khấu hài bị “đập” liên tục, nhưng thật ra đó là sự quan tâm, cho đến bây giờ bị buông xuôi, không còn ai nhắc đến thì cũng các tụ điểm tấu hài tự động chết. Bây giờ thèm có sự chú ý như xưa mà có được đâu. Bị chê cũng là điều tốt, bởi nó giúp mình định hướng, anh em nào chưa giỏi, chưa đủ sức thì cần người kèm cặp, và báo chí là một trong những người kèm cặp tốt nhất. Đến thời điểm này, tôi lại thấy điều này ở sân khấu kịch. Gần đây sự quan tâm của báo chí cho kịch TP.HCMcũng nguội ngắt, các sân khấu ra rất nhiều vở mới, nhưng các phương tiện truyền thông rất ít đề cập đến, thậm chí có báo còn đề sai tên nhân vật. Tôi đang sợ lắm. Thật sự gần đây tôi cũng muốn làm một vở kịch cho đàng hoàng nhưng bị bận mấy dự án phim nên chắc phải đợi 1, 2 năm nữa. Không biết tới lúc đó còn làm được không nữa.

- Lý do của sự xuống dốc này?

- Sân khấu dậm chân tại chỗ, coi như thụt lùi dữ lắm. Chắc phải trông chờ vào những người có tiếng nói như các bà bầu tích cực đầu tư thì mới mong sân khấu kịch đi lên lại. Nói đi cũng phải nói lại, bây giờ mỗi suất kịch có mấy trăm khán giả, lấy đâu ra lời nhiều? Trong thành phố cũng có một nhóm người nhỏ thường xuyên đi coi kịch, nó cũng vòng vòng đâu đó thôi, nên cũng khó để đòi hỏi phải đầu tư cao.

- Và người diễn viên kịch cũng mất nhiệt huyết, khi đi đóng phim kiếm tiền nhanh hơn?

- Cái “tiền” cũng là một trong những lý do, rõ ràng nếu một người chịu đi làm phim thì kiếm tiền ngon hơn kịch nhiều lần lắm, gấp nhiều lần. Một diễn viên tên tuổi bình thường, đi đóng một phim 1, 2 tháng là có thu nhập bằng với đi đóng kịch cả năm. Nhiều khi tôi nghĩ: “Trời ơi, có nghề nào sướng như nghề diễn viên không?”. Cái nào lợi hơn thì làm thôi. Đi làm phim được báo chí quan tâm nhiều hơn, khán giả đón nhận nhiều hơn, ai mà không muốn? Đóng phim truyền hình thì có khán giả bình dân rộng khắp hết, còn phim điện ảnh thì lượng người đến xem quá lớn. Những cái đó chính là sức hút quá lớn. Nói thật, diễn viên kịch nào mà không đi phim bây giờ thì một là không thể đóng phim, hai là không có phim mời, ba là người chủ trì cái sân khấu nào đó, từ chối đi phim để làm gương cho các diễn viên ruột, nhưng mà tôi thấy cái đó cũng không cản nổi luôn, vì xu thế nó đã vậy rồi, bắt buộc phải chịu. Phim điện ảnh thì ít có cơ hội, chứ phim truyền hình bây giờ nhiều lắm.

- Nhưng nói đúng ra thì đi đóng phim nhựa đã cứu vãn cho tên tuổi của Thái Hòa?

- Tôi cũng không nghĩ đến chuyện có cứu vãn hay không, nói đúng hơn thì là phim nhựa khiến nhiều người biết đến tôi nhiều hơn trước.

- Và cũng giúp anh đỡ phải lo về gánh nặng thu nhập?

- Mọi người ít thấy tôi trước đây lắm. Sân khấu kịch đã giúp tôi trao đồi nhiều về lối diễn xuất, tư duy dàn dựng… nhiều lắm, trước đó là cả sân khấu hài. Trước khi nhận vai trong Để Mai tính hay Long ruồi, tôi đã từng từ chối nhiều bộ phim truyền hình. Tôi không hề nghĩ mình bỏ phim truyền hình, đi theo phim nhựa để đánh bóng tên tuổi, chỉ biết rằng những bộ phim đó bị làm quá ẩu. Nói như vậy cũng có nghĩa, để được đón nhận trong hai bộ phim nhựa nói trên, tôi cũng đã hy sinh rất nhiều thu nhập ở bên phim truyền hình, mà đó mới là nguồn chính. Vào thời điểm đó, tôi vẫn kiếm được tiền bằng kịch, dù không nhiều. Bỏ một lời mời cũng như là bỏ mấy trăm triệu, nhưng chắc phải dũng cảm bỏ thì mới “ăn dai” được, thay vì “bạo” liền một cục thì kiếm cũng được đó, nhưng tôi muốn “ăn dai” hơn. Đến giờ thì quyết định này vẫn chấp nhận được, không biết sau này có hối hận không đây?(cười)

- Anh chọn phim dựa vào những yếu tố gì?

- Tôi không biết người khác thế nào, còn tôi thì cần vai diễn, cần ê kíp làm việc và quan trọng nhất là người đạo diễn. Đạo diễn mà mình không cảm thấy tin tưởng thì trốn luôn, còn ngược lại thì kiểu nào cũng “chơi”. Sắp tới nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ tham gia vào một phim của anh Lưu Huỳnh, tính ra cát sê chắc chỉ bằng khoảng 1/3 phim khác, nhưng tôi tin tưởng vai diễn, và được làm việc với người đạo diễn mà tôi rất thích. Nói thật, làm việc với anh Lưu Huỳnh khó gấp 10 lần đạo diễn khác. Anh ấy đòi hỏi cao lắm, và đó là điều tôi thích. Tôi cũng có tính đến việc sau này sẽ làm đạo diễn phim nhựa, nên cơ hội này sẽ giúp tôi học hỏi được rất nhiều.

- Trở lại với chủ đề về cái đẹp, anh thích vẻ đẹp tự nhiên hay qua thẩm mỹ?

- Thấy đẹp thì mình thích thôi, tôi cũng không quan trọng lắm chuyện dao kéo thẫm mỹ. Tôi nghĩ nếu sửa chút chút để làm cho mình đẹp hơn thì cũng không sao.

- Theo anh thì như thế nào là người phụ nữa đẹp?

- Mỗi người có cái nhìn khác nhau. Có nhiều người được khen đẹp, mà tôi không thấy đẹp và ngược lại. Nói chung, thấy đẹp thì tôi nói đẹp, chứ cũng chẳng biết vì sao.

- Vậy bà xã của anh thì đẹp như thế nào?

- Mỗi ngày đẹp dần lên một chút, bây giờ sắp đến đỉnh điểm rồi.

Thái Hòa: ‘Đám cưới đã chuẩn bị xong nhiều thứ’

"Ở gần bạn gái tôi thấy vui lắm, chuyện gì cũng nói được với nhau".

Phương Giang - Thanh Ngọc

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !