Tết có nhạt đi trong mắt gen Z?

Sinh ra trong thời hiện đại, Tết với thế hệ gen Z đã khác xa rất nhiều so với thế hệ ông bà, cha mẹ. Nhưng liệu Tết có nhạt đi trong mắt người trẻ?

Tết vẫn đặc biệt và thiêng liêng 

Nhắc đến Tết, Nguyễn Quỳnh Trang (sinh viên năm 3, Học viện Tài chính) lại hồi hộp và háo hức, bởi đây là thời điểm Trang được quây quần bên gia đình sau những ngày dài xa nhà. 

“Tết với mình vẫn vô cùng thiêng liêng. Mình có nhiều thời gian hơn bên gia đình và gặp lại những người bạn cũ. Chỉ có Tết, mình mới được vứt bỏ hết những căng thẳng trong học hành và cuộc sống để dành trọn vẹn quỹ thời gian cho những người đặc biệt. Vì thế, mình trân trọng khoảng thời gian này vô cùng”. 

Không chỉ mong chờ Tết đoàn viên, Trang còn háo hức với lì xì, dù đã là sinh viên năm 3. “Đối với mình, lì xì là một phong tục đẹp của ngày Tết Việt Nam. Những nét đẹp truyền thống đó khiến ‘những đứa trẻ to xác’ như mình vẫn cảm thấy mong chờ. Cứ vào Mùng 1 Tết, lũ trẻ con lại xếp thành hàng dài chờ nhận được lì xì từ ông bà, cô bác. Phong tục ấy mình vẫn luôn muốn giữ dù câu chuyện lì xì hiện vẫn gây nhiều tranh cãi”. 

  Tết với Ngọc Anh, sinh viên năm 3, ĐH Hà Nội mang một ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt.


Cũng giống như Trang, Tết đối với Ngọc Anh, cô sinh viên năm 3, ĐH Hà Nội cũng mang một ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt. Chỉ cần thấy con đường ngập tràn cờ hoa, đèn nháy là cô cảm thấy Tết đã về. 

“Tết với mình là những hoạt động truyền thống không thể thiếu như gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, cắm hoa, chuẩn bị mâm cơm tất niên và dọn nhà. Tuy mệt nhưng đó là khoảng thời gian được tạm rời xa công việc và gác lại những âu lo. Tết chỉ có một lần trong năm, vì vậy mình luôn trân trọng và cố gắng thu xếp để về nhà sớm nhất có thể”. 

Lần đầu tiên ăn cái Tết xa nhà, du học sinh trao đổi như Diệu Thu cũng không giấu nổi nỗi nhớ không khí Tết đoàn viên. 

Buồn là cảm giác đầu tiên mà Thu nghĩ tới khi nhắc tới cái Tết đầu tiên xa quê, đặc biệt là dưới thời tiết 0-2 độ C ở nước Đức. 

“Bên Đức không khí lúc nào cũng yên bình. Các ngày trong tuần chỉ nghe thấy tiếng xe, còn lại không có bất cứ tiếng nhạc nào từ hàng xóm hay tiếng loa phát thanh như ở Việt Nam.

 Lần đầu tiên ăn cái Tết xa nhà, du học sinh trao đổi như Diệu Thu cũng không giấu nổi nỗi nhớ không khí Tết đoàn viên. 


Chính vì Đức không ăn Tết âm lịch nên tụi mình hẹn nhau vào đêm giao thừa sẽ tới Berlin chơi, bởi đó là nơi có hội người Việt khá lớn. Ở đây cũng có khu chợ Đồng Xuân của người Việt, nên hy vọng điều đó sẽ giúp mình đỡ cô đơn và tủi thân hơn trong cái Tết đầu tiên xa nhà”.

Tết đã có sự thay đổi

Tết vẫn đặc biệt và thiêng liêng với thế hệ gen Z bởi những giá trị truyền thống vốn có, nhưng khi cuộc sống trở nên hiện đại, Tết đã phần nào đổi thay với những người trẻ. 

Với Đức Minh (sinh viên năm 2, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Tết hiện đại đã dần trở nên “công nghiệp” hơn. Vì thế, Tết không còn vui như trước do thiếu nhiều nét đẹp của Tết xưa.

“Thay vì gói bánh chưng, nhiều gia đình đã đi mua cho tiện. Mình sợ Tết sẽ biến thành một kỳ nghỉ bình thường trong năm mà không còn là một dịp đặc biệt để đoàn viên nữa”, Minh nói. 

Còn với Mai Duyên, sinh viên năm 1, Trường ĐH Ngoại thương, Tết với cô là… nỗi sợ, bởi mỗi khi nhắc đến Tết, Duyên đều nhớ tới bộ bàn ghế gỗ với nhiều hoa văn. 

“Mặc dù Tết rất vui nhưng mình nghĩ, nên đơn giản hoá những việc như dọn nhà, bày biện mâm cỗ,... Nhà mình có nhiều bộ bàn ghế gỗ hoa văn cầu kỳ nên muốn lau chùi cũng vô cùng khó. Mình và các chị thường gọi vui Tết là Ngày Quốc tế Lao động hơn là ngày đoàn viên.

Các khâu chuẩn bị Tết cũng vô cùng cầu kỳ như chuẩn bị mâm cỗ cúng với đủ các món. Công đoạn nấu và rửa bát cũng khổ sở không kém”, Duyên nói.

Trong khi đó, Tiến Đạt, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Thái Bình cho rằng, Tết giờ đây đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thay vì ăn Tết, gia đình Đạt lựa chọn đi du lịch để chào đón năm mới.

“Mình nghĩ hoạt động này rất thú vị vì nó khiến các thành viên trong gia đình bớt đi gánh nặng âu lo. Thay vì tất bật dọn nhà, chuẩn bị mâm cúng, đi du lịch giúp gia đình mình dành trọn vẹn thời gian bên nhau mà không phải bận tâm đến những vấn đề khác. 

Mặc dù mỗi gia đình sẽ có nhiều lựa chọn để tận hưởng kỳ nghỉ Tết theo cách riêng, nhưng mình nghĩ, đây vẫn là dịp thiêng liêng để gắn kết gia đình sau một năm bôn ba, làm việc vất vả”.

Thúy Nga

Nhà báo

Sập bẫy tình, 8X Yên Bái mất 200 triệu, phải nhập viện điều trị tâm thần

Ly thân chồng, chị Linh Lan bỗng dưng được một người đàn ông Việt sống ở Malaysia quan tâm. Sau 8 tháng bị dẫn dắt vào bẫy tình, chị mất hàng trăm triệu và phải nhập viện điều trị tâm thần.

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Hotboy 1m86 ở 'Chúng ta của 8 năm sau': Ngoài đời tôi không giỏi ‘thả thính’

Vào vai hotboy được yêu thích trong 'Chúng ta của 8 năm sau', Quốc Anh chia sẻ ngoài đời anh không giỏi ‘thả thính’ như nhân vật Lâm của mình.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Cô dâu được hỏi cưới bằng 10 xe rùa chở sính lễ: Mỗi ngày về nhà mẹ đẻ 10 lần

Yêu nhau 3 năm 8 tháng, chàng trai Tuyên Quang quyết định thuê 10 chiếc xe rùa, chở sính lễ đến hỏi cưới cô hàng xóm.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Đang cập nhật dữ liệu !