Test nhanh Covid-19 tại nhà: Xử lý que thử, mẫu bệnh phẩm thế nào sau khi biết kết quả?

Hiện nay, TP. HCM cho người dân được mua test nhanh Covid-19 về nhà tự test. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý test nhanh vẫn có khả năng âm tính giả, khi phát hiện dương tính việc bảo quản mẫu bệnh phẩm, xử lý que test vô cùng chặt chẽ.

'Ma trận' giá kit test nhanh Covid-19, âm tính nên xét nghiệm lại sau 3 ngày

'Ma trận' giá kit test nhanh Covid-19, âm tính nên xét nghiệm lại sau 3 ngày

Hiện nay TP.HCM đã cho phép người dân mua các bộ kit test nhanh Covid-19 về test tại nhà nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, Hà Nội chưa có khuyến cáo, tuy nhiên các bộ test nhanh Covid-19 cũng được chào bán vô cùng náo nhiệt 

Test nhanh dùng để chẩn đoán mắc Covid-19 có 2 loại: Test nhanh kháng thể (thường lấy mẫu bệnh phẩm là máu) và test nhanh kháng nguyên (dịch tỵ hầu). Loại thường được biết đến là loại test nhanh kháng nguyên. Đối với test nhanh kháng nguyên, trong nước có 1 sản phẩm hàng Việt Nam và nhiều loại của nước ngoài. Cách sử dụng khá đơn giản và người dân hoàn toàn có thể tự thực hiện theo hướng dẫn đi kèm, hoặc được ai đó hướng dẫn trong vòng vài phút.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, nếu bạn nghi ngờ nhiễm Covid-19, việc sử dụng test nhanh hoàn toàn được. Khi có triệu chứng ho, sốt, đặc biệt là mất mùi, mất vị giác thì nên test nhanh. Trước khi làm test nhanh bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất sau đó khử trùng thật sạch, xịt mũi trước khi lấy dịch tỵ hầu.

Khi lấy mẫu xét nghiệm, nên để các dụng cụ vật tư xét nghiệm ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút. Các vật tư gồm que lấy mẫu, khay thử mẫu, đệm chiết mẫu…

Khi lấy mẫu dịch hầu cần nghiêng đầu về phía sau 70 độ, đưa que lấy mẫu về phía tỵ hầu đưa sâu khi nào gặp vật cản thì dừng lại, xoay que 3 lần, giữ 5 tới 10 giây. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra khỏi mũi.

Khi tách chiết mẫu nhúng đầu que vào ống mẫu để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút, từ từ xoay qua và ép đầu que khi rút khỏi ống để thu nhiều dịch càng tốt, lắc mạnh ống để trộn mẫu. Sau đó nhỏ 3 giọt vào ô nhận mẫu và bắt đầu đếm thời gian. Sau 15 phút thì đọc kết quả. Nếu mẫu  chỉ có 1 vạch chứng tỏ mẫu bệnh không có virus hoặc là nồng độ của virus dưới ngưỡng phát hiện của xét nghiệm.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Khi dương tính, xuất hiện vạch chứng C và vạch kết quả T báo bạn đã dương tính. Khi biết mình dương tính cần bình tĩnh, đeo khẩu trang và không rời khỏi nhà. Sau đó bạn liên hệ với cơ sở y tế, như trạm y tế.

Thạc sĩ Thái lưu ý, khi test nhanh Covid-19 có dịch tiết đường hô hấp của người bệnh cần quản lý test chặt chẽ. Nếu kết quả dương tính cần cho vào túi gói chặt lại để tránh người khác tiếp xúc phải. Bởi vì mẫu bệnh phẩm dương tính có nguy cơ lây cho người khác. Còn mẫu bệnh phẩm âm tính cũng nên để vào túi bọc kỹ lại.

Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan y tế, bạn nên bình tĩnh, không nên quá lo lắng vội vàng ra khỏi nhà hay tự ý tới bệnh viện làm xét nghiệm PCR.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Y khoa của Đại học New South Wales, Úc việc mở rộng xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại nhà cũng có thể tồn tại nhiều nhược điểm đó là âm tính giả.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng đối với người không có triệu chứng thì độ nhạy thấp hơn so với người có triệu chứng.

Điều này có thể hiểu được vì người có triệu chứng (như ho, sốt) thì tải lượng virus có thể đã đủ để xét nghiệm kháng nguyên phát hiện. Còn nếu xét nghiệm áp dụng cho người không có triệu chứng, hay người mới bị nhiễm, hay người đã bị nhiễm một thời gian thì nó không có khả năng phát hiện virus.

Khi làm test nhanh xong, nhiều người sẽ có thói quen cho các dụng cụ này vào thùng rác thậm chí bỏ vào ống cống, điều này có thể gây ra lây nhiễm nhiều hơn trong cộng đồng.

Theo GS Tuấn, các loại kit test xét nghiệm cũng như khẩu trang cần phải xử lí cẩn thận và đúng qui trình. Qui trình là các kit test này cần phải được khử trùng bằng cồn trước khi cho vào bịt cao xu và cho vào thùng rác có nắp đậy không cho chung thùng rác sinh hoạt.
 
Khánh Chi 

TP.HCM mở rộng xét nghiệm để 'bóc' F0 khỏi cộng đồng: Bây giờ có kịp không?

TP.HCM mở rộng xét nghiệm để 'bóc' F0 khỏi cộng đồng: Bây giờ có kịp không?

Theo các chuyên gia, hiện tại nếu mở rộng xét nghiệm để 'bóc' F0 ra khỏi cộng đồng ở TP.HCM đã không còn kịp thời vì virus lây nhanh hơn, nguy cơ lây nhiễm chéo khi lấy mẫu.

 

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Đang cập nhật dữ liệu !