Tên lửa xuyên đất Kh-59MKM của Nga chuyên khắc chế đập Trung Quốc?
Nga mới đây đã giới thiệu tên lửa xuyên đất Kh-59MKM – phiên bản không mới nhưng có tính năng mới đó là có thể tiêu diệt các con đập.
Tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021, mặc dù Công ty Tên lửa Chiến thuật Nga không trưng bày thiết bị mới, nhưng có một loại tên lửa cải tiến vẫn rất thú vị, đó là phiên bản xuyên đất của tên lửa Kh-59 mang tên tên lửa Kh-59MKM.
Trên phương diện kỹ thuật, Kh-59MKM không phải là tiên tiến, nhưng nó chứng tỏ rằng các ứng dụng kỹ thuật tương tự ngày càng trở nên rộng rãi. Điều thú vị là cách giới thiệu của người Nga cũng hơi "bạo lực".
Mô hình “sát thủ diệt đập” KH-59MKM của Nga. Nguồn: Sina. |
Về tên lửa Kh-59, đây là dòng tên lửa được phát triển vào thập niên 1970 và được coi như một phiên bản của Kh-25, là vũ khí chính xác tấn công từ xa cho Su-24M và Mig-27. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế Kh-59 là tấn công các mục tiêu trên đất liền tương đương như loại AGM-84E SLAM của Mỹ.
Hiện tại, dòng Kh-59 gần như là cấu hình tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga, và quân đội Nga cũng đã trang bị một số lượng lớn tên lửa cải tiến, bao gồm cả phiên bản tàng hình Kh-59MK2 mới cũng đã được thử nghiệm trên Su- 57.
Mặc dù Kh-59MKM được trưng bày lần này không được coi là một bản nâng cấp công nghệ cao, nhưng việc sử dụng nó thể hiện một hướng của vũ khí không đối đất trong những năm gần đây, đó là tăng cường khả năng thâm nhập mặt đất để đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu khó phá hủy ở sâu trong lòng đất.
Kh-59MKM lần này được trưng bày dưới dạng một mặt cắt trong suốt cho thấy trực quan hai phần chính của thân tên lửa:
Đầu tiên, 4 đầu đạn nhỏ trên đầu tên lửa nặng 40 kg, vị trí này ban đầu dùng để đặt thiết bị dẫn đường tên lửa;
Thứ hai, đầu đạn xuyên thủng chính ở giữa thân tên lửa, nặng 320 kg.
Bốn đầu đạn nhỏ + đầu đạn chính là bí quyết tăng cường khả năng xuyên đất và tấn công mục tiêu cứng kiên cố. Hai loại đầu đạn này tưởng như tách rời nhau nhưng thực chất chúng được coi là tổng thể, tức là đầu đạn xuyên giáp tổng hợp.
Sự xuyên phá của đầu đạn chủ yếu dựa vào động năng của chính đầu đạn để xâm nhập vào lớp bảo vệ của mục tiêu, và phát nổ dưới tác động chậm của nhiên liệu, để đạt được hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tốt hơn.
So với đầu đạn động năng xuyên giáp thuần túy, đầu đạn xuyên giáp composite được kết hợp với một đầu đạn nhỏ phía trước, là đầu đạn phía trước của Kh-59MKM. Khi xuyên thủng mục tiêu cứng, đầu đạn nhỏ phía trước sẽ nổ một lần lượt, tạo thành các hiệu ứng xuyên thủng, phá mảng và biến dạng, tương đương với việc dọn đường cho đầu đạn xuyên thủng chính nổ gần bộ phận kiên cố nhất của mục tiêu để đạt được hiệu ứng nổ tốt hơn.
Các đầu đạn phía trước được thiết kế rỗng. Nguồn: Sina. |
Điều đáng chú ý là đầu đạn phía trước về hình dáng không nhỏ hơn đầu đạn chính là mấy, nhưng trọng lượng lại chỉ bằng 1/8 đầu đạn chính. Thực chất, các đầu đạn phía trước được thiết kế rỗng, thiết kế này có mục đích nhằm tạo thành phản lực kim loại để đạt được hiệu quả xuyên mục tiêu nhất định.
Đầu đạn rỗng sẽ làm gia tăng hiệu quả của hiệu ứng nổ, nó tương tự một khẩu súng, sau khi luồng năng lượng nổ đi theo hướng nhất định, toàn bộ đầu đạn vỡ ra để tăng thêm hiệu ứng phá mảng.
Hiện tại, đầu đạn xuyên giáp composite ngày càng được sử dụng nhiều trong các loại vũ khí không đối đất, chẳng hạn như tên lửa Taurus của châu Âu. So với những ông lớn như Taurus thì dù sao thân của tên lửa Kh-59 cũng nhỏ hơn một chút.
Sau khi tên lửa được trang bị đầu đạn nhỏ thì không còn cách nào để sử dụng thiết bị dẫn đường nữa, nó chủ yếu dựa vào SNAU -59MK-02, đây là hệ thống dẫn đường tự động, do đó độ chính xác của việc bắn trúng giảm từ 3-5 m xuống còn khoảng 10 m.
Theo thông tin ở triển lãm, ngoài việc độ chính xác giảm xuống do thiếu thiết bị dẫn đường, kích thước của Kh-59MKM không thay đổi so với các mẫu trước đó, và sự thay đổi về trọng lượng phóng cũng có thể bỏ qua.
Điều thú vị duy nhất là khi người Nga giới thiệu tên lửa Kh-59MKM, họ đã nhấn mạnh, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu kiên cố nhất, bao gồm cả các con đập. Giới thiệu này dường như nhằm vào các con đập khổng lồ của Trung Quốc hiện nay, và chỉ cần vài quả Kh-59MKM cũng đủ để tạo ra một cơn đại hồng thủy khổng lồ, hậu quả là điều không thể tưởng tượng được.
Cận cảnh máy bay ‘Ngày tận thế’ Boeing E-4B của Mỹ tiếp nhiên liệu
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đăng tải video hiếm hoi cho thấy chiếc máy bay “Ngày tận thế” Boeing E-4B được tiếp nhiên liệu trên không.
Đức Trí (lược dịch)