Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula Ấn Độ thuê của Nga "khủng" cỡ nào?

Moscow sẽ bàn giao cho New Deli thêm một tàu ngầm hạt nhân lớp “Akula” với giá trị lên đến gần 2 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021.
Thông tin trên do hãng thông tấn Financial Express (FE) của Ấn Độ đưa ra, dựa trên nguồn tin của tạp chí Hindustan Times.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula Ấn Độ thuê của Nga

Tàu ngầm lớp Akula của Nga

Theo đó, thỏa thuận Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai lớp “Akula” đã được phê chuẩn vào ngày 15/10 vừa qua khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp trực tiếp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại bang Goa của Ấn Độ.

FE cho biết, phía Nga đã gắn việc cho Ấn Độ thuê con tàu này với hợp đồng xây dựng 4 chiến hạm tàng hình với giá trị hơn 3 tỷ USD, trong đó 2 chiến hạm sẽ được đóng tại Nga và 2 chiến hạm còn lại sẽ được đóng tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp “Akula” với độ giãn nước 8140 tấn đã được Ấn Độ thuê trong thời hạn 10 năm và được đổi tên thành “Charka-2” và sẽ phục vụ cho Hải quân Ấn Độ đến năm 2021. Tàu ngầm “Akula” thứ 2 sẽ được chuyển cho phía Ấn Độ thuê trong giai đoạn 2020-2021.

Tàu ngầm hạt nhân lớp “Akula” của Nga không chỉ được coi là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất, nhanh nhất và có khả năng hoạt động với vận tốc 35 hải lý mà đây còn là một trong những tàu ngầm có độ ồn nhỏ nhất thế giới, một tiêu chí hết sức quan trọng đối với tàu ngầm.

Cũng giống như tàu “Charka”, tàu ngầm “Akula” thứ hai mà Ấn Độ thuê của Nga cũng sẽ được bố trí ở căn cứ trong Vịnh Bengal thuộc trung tâm đóng tàu “Vishakapatnam”- nơi chịu trách nhiệm đóng tàu ngầm cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula Ấn Độ thuê của Nga

Tàu ngầm lớp Akula của Nga

Tàu “Akula” thứ hai này sẽ thực hiện 2 chức năng: Bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa đạn đạo và theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc khi các tàu này thường xuyên xâm nhập trái phép vào khu vực Ấn Độ Dương với lý do hay được phía Trung Quốc đưa ra là chống nạn cướp biển.

Đáng chú ý, giới truyền thông gần đây cho lan truyền thông tin về việc New Deli dường như muốn thuê tàu ngầm hiện đại hơn của Nga thuộc lớp “Yasen” thuộc dự án 885. Tuy nhiên, nhu cầu này hiện là quá sớm vì hiện trong biên chế của Hải quân Ấn Độ chỉ có 1 tàu ngầm thuộc lớp này là “Severodvinsk”. Việc đóng 7 tàu ngầm còn lại của lớp “Yasen” vẫn đang được tiếp tục.

Điểm nổi trội của các tàu ngầm hạt nhân là chúng hoạt động dựa trên các lò phản ứng hạt nhân nên có thể hoạt động hàng tháng dưới nước mà không phải nổi lên trên. Trong tháng 8/2016, Ấn Độ đã bí mật thử tàu ngầm “Arikhant” do chính Ấn Độ đóng. Tàu ngầm này có độ giãn nước gần 6.000 tấn và hoạt động dựa vào lò phản ứng hạt nhân có công suất 83 MW.

Tàu ngầm “Arikhant” được trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm trung có bán kính hoạt động 750 km “K-15 Sagarica”. Các loại tên lửa này có thể dễ dàng được thay thế bằng các loại tên lửa K-4 có bán kính hoạt động lớn hơn, khoảng 3,5 nghìn km.

Theo kế hoạch, đến giai đoạn 2020-2021, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ cần có thêm 1 tàu ngầm hạt nhân nữa. Hiện New Deli đã có 13 tàu ngầm thông thường nhưng tất cả các tàu ngầm này đều đang lạc hậu khá nhanh.

Ngay cả khi tàu ngầm “Arikhant” được đưa vào biên chế và chuẩn bị đóng thêm tàu ngầm lớp “Skorpen”-“Kalvari” thì tiềm lực của Hải quân Ấn Độ vẫn chưa tương xứng với quy chế của một cường quốc hạt nhân thế giới.

Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có sở hữu vũ khí hạt nhân cả ở trên không, trên biển và trên đất liền. Tuy nhiên, tiềm lực của Hải quân Ấn Độ vẫn kém khá xa so với các cường quốc hạt nhân khác như Mỹ (70 tàu ngầm hạt nhân), Nga (gần 30 tàu ngầm hat nhân), Trung Quốc (5 tàu ngầm hạt nhân và 51 tàu ngầm thông thường). Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang đóng thêm 5 tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 7.400 km.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula Ấn Độ thuê của Nga

Tên lửa S-400 của Nga

Trong thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Ấn Độ, ngoài hợp đồng cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Akula, hai bên còn ký thêm một vài hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự với tổng giá trị lên đến 16,8 tỷ USD. Hơn nửa trong số này, 9,1 tỷ USD, được sử dụng cho hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa S-400 Triumf cho Ấn Độ.

Ngoài ra, Ấn Độ còn ký hợp đồng mua thêm 200 trực thăng đa năng Ka-226T và hợp đồng 4 chiến hạm tàng hình nói trên.

Theo giới phân tích Nga và Ấn Độ, các hợp đồng kinh tế được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Với Ấn Độ, việc sở hữu các loại vũ khí hiện đại của Nga sẽ là bước đi quan trọng để nước này gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế và trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Pakistan.

Với Nga, những hợp đồng có giá trị kinh tế lớn với Ấn Độ sẽ đem lại khoản tài chính không nhỏ trong bối cảnh kinh tế Nga đang khó khăn do các lệnh cấm vận của phương Tây. Ngoài ra, tăng cường quan hệ với Ấn Độ cũng là cách thức để Nga gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Nam Á và tranh thủ được sự ủng hộ của Ấn Độ trong giải quyết các vấn đề quốc tế nóng bỏng.

Đức Dũng (lược dịch)

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !