Bị táo bón lại đi thải độc, đi khám bị ung thư di căn toàn ổ bụng

Bệnh nhân thấy bụng to dần, không đi vệ sinh được, nghe quảng cáo chỉ cần thải độc sẽ hết nên chậm trễ không đi khám. Khi tình trạng nặng lên đi khám bệnh mới tá hỏa bị ung thư di căn.

Theo BS Phan Xuân Trung – Trung tâm y khoa Hoà Hảo, TP.HCM, ngày 23/11 trung tâm vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn. Điều đáng tiếc, bệnh nhân có dấu hiệu từ lâu nhưng không đi khám vì cho rằng bị táo bón là do độc tố ở ruột nên đi thải độc.  

Sau một thời gian không thấy hiệu quả, bệnh nhân mới được người nhà đưa tới trung tâm khám bệnh. Kết quả khiến bệnh nhân bất ngờ đó là ung thư buồng trứng di căn ổ bụng, tràn dịch ổ bụng và khối u di căn cả lên gan. Các bác sĩ chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Ung bướu để tiếp tục theo dõi điều trị.

Bác sĩ Phan Xuân Trung cho biết, trong thời gian qua có nhiều người tự nhận mình là bác sĩ ghi lại các clip chia sẻ về thải độc, điều trị các bệnh khác nhau phát lên mạng xã hội.

Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tới người bệnh nếu làm theo các cách chữa bệnh này. Người bệnh có triệu chứng lại không đi khám mà chỉ lo thải độc từ gan, thận, ruột... chậm trễ đến cơ sở y tế khám có thể mất giai đoạn vàng điều trị bệnh.

Có nhiều người cho rằng mùi hôi ở miệng, hơi thở có mùi là độc tố ở cơ quan tiêu hoá. Triệu chứng đau đầu rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt là độc tố có trong máu.

Yếu sinh lý, suy thận, rối loạn cương dương là do độc tố tích trong thận. Đau nhức xương khớp, tê bì chân tay là do độc tố tích trong xương.

Mẩn ngứa, mề đay, mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng là độc tố tích trong gan… với đủ những cách 'bắt bệnh' kèm theo các sản phẩm thải độc đi kèm khiến không ít người tiền mất, tật mang.

Một số người có số triệu chứng bị gán cho là nhiễm độc mà không đi khám để xác định đúng, đến khi trễ rồi thì không còn điều trị được nữa. 

Phiếu khám của bệnh nhân. 

Bác sĩ Trung cho rằng, đổ lỗi cho độc tố là chiêu bài của những người bán thực phẩm chức năng. Họ tự nhận mình là bác sĩ và đưa ra nhiều thông tin sai sự thật.

Có “thần y” nói rằng phân ứ đọng trong đại tràng, nước phân sẽ thấm ngược vào máu, vào gan, lên mặt, lên não... là hoàn toàn sai. Đại tràng hấp thu nước để làm ráo phân trước khi thải ra ngoài chứ không hút chất độc nào trong phân để lộn về gan.

Hay độc tố gan tụ vào lòng bàn chân, sinh ra các bóng nước... là thông tin sai. Bản thân gan là cơ quan chống độc. Nếu chính tế bào gan bị ngộ độc, bị hư, xơ thì gan mất chức năng, biểu hiện toàn thân, biểu hiện qua các chỉ số sinh hóa chứ không đọng lại ở lòng bàn chân.
 
Theo BS Trung, chất thải qua đường tiêu hóa là phân. Chất thải qua đường tiết niệu là nước tiểu. Chất thải qua đường hô hấp là khí carbonic. Một số ít urea thải qua da, qua các tuyến mồ hôi. Chất thải này chứa các thành phần vô dụng và các sản phẩm thải loại sau quá trình chuyển hóa. 
 
Còn độc tố là các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc do vi trùng/vi khuẩn tiết ra gây hại trên tế bào của cơ thể. 

Các chất độc tự nhiên có trong thức ăn: Glycoalkaloid trong khoai tây mọc mầm; Aflatoxin trong đậu phộng mốc, các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ...

Độc tố sinh ra từ vi khuẩn như: Tụ cầu trùng mủ vàng Staphylococcus aureus, liên cầu trùng Streptococcus, vi khuẩn thương hàn Salmonella, vi khuẩn tả Vibrio cholerea, độc tố Clostridium botulinum trong đồ hộp, độc tố bệnh Bạch hầu... Độc tố từ sinh vật như nọc rắn, nọc ong chích, sứa biển.

Độc tố do sử dụng dược phẩm như sử dụng thuốc quá liều gây hại trên cơ quan đích: Digoxin, Paracetamol, thuốc trừ sâu, lá ngón, các độc tố do kim loại nặng như chì, thủy ngân.

Có những chất độc gây chết người ngay, có những chất gây tác dụng chậm hoặc kích hoạt bệnh ung thư.

Một số độc tố trong rượu, thuốc uống sẽ được gan bất hoạt thành các chất ít độc và thải ra đường mật. Tuy nhiên nếu uống thuốc quá liều, uống rượu quá nhiều vượt khả năng thải độc của gan, thận, phổi thì sẽ gây tác hại lên toàn bộ cơ thể. Đối với các chất độc và nguồn sinh ra chất độc thì dứt khoát phải tránh xa – BS Trung cho biết.

Khánh Chi  

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !