Tăng giá điện: "Sợ tăng cao quá, dân ngất xỉu"

Trước đề xuất của các ĐBQH cho rằng, nên tính đúng, đủ chi phí để tăng giá điện một lần, chứ không tăng kiểu dền dứ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, chịu đau để tăng giá điện một lần thì cũng được, nhưng chỉ sợ nếu tăng cao quá, dân lại ngất xỉu.

Tăng giá điện: "Sợ tăng cao quá, dân ngất xỉu"

Tăng giá điện: `Sợ tăng cao quá, dân ngất xỉu`

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Tăng giá điện một lần sợ dân chịu không nổi

Lỗ khủng do chênh tỷ giá

Dẫn lại kết quả kiểm toán EVN năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tổng số lỗ của ngành điện năm 2010 là 23.500 tỷ đồng, trong đó riêng lỗ từ sản xuất điện là 8.040 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá 15.463 tỷ đồng. Nguyên nhân số lỗ khủng của EVN được bộ trưởng Vương Đình Huệ chỉ ra là do: EVN phải mua điện giá cao của DN ngoài ngành bán cho EVN. Ví như giá mua điện EVN của nhà máy điện Hiệp Phước là 2.745 đồng/kwh; từ Nhiệt điện Cái Lân, Cà Mau là 1.381 đồng/kwh. Trong đó cơ cấu sản lượng về thủy điện có giá rẻ nhất chiếm tới 40%, tiếp đến nhiệt điện (chạy than, dầu, tuabin khí...).

"Nguyên nhân chính lỗ của EVN là do mua điện giá cao và chênh lệch tỷ giá, chứ đầu tư ngoài ngành không được tính vào trong số lỗ hơn 8.000 tỷ đồng này" – bộ trưởng Huệ khẳng định.

Tuy nhiên, ông Huệ cũng trấn an các ĐBQH, năm 2011, con số lỗ của EVN đỡ hơn nhiều. Dự báo kế hoạch lỗ của EVN năm 2011 là 11.000 tỷ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm lỗ thực sản xuất điện chỉ có 680 tỷ đồng, tháng 5 đến tháng 7 không phải tiết giảm điện vì nước về thủy điện nhiều; tiết giảm từ chi phí sửa chữa nhà máy, vật tư sản xuát... là 640 tỷ đồng. Do đó, số lỗ thực tế của tập đoàn này năm 2011 chỉ khoảng 3.540 tỷ đồng, chưa kể chênh lệch tỷ giá. Áp lực về tăng giá điện trong năm 2012 do lỗ của EVN giảm đi nhiều.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ bổ sung thêm, nguyên tắc điều hành giá là kiên trì theo thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền định giá của DN, hoạch toán đủ chi phí hợp lý vào giá thành, đảm bảo DN sản xuất kinh doanh có mức lãi phù hợp. Nguyên tắc thị trường không cho phép bù chéo, phân cấp tràn lan. "Riêng nguyên tắc bù chéo thôi thì riêng giá than, bù chéo mới tính bằng 57-63% giá thành của than, như thế giá than bán cho điện đang thấp hơn nhiều giá thành bán cho các hộ kinh tế khác" – bộ trưởng Huệ nói.

Tăng giá điện một lần cho đủ: Sợ đau quá

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề xuất, ngành điện cứ kêu lỗ mãi nhưng sao không tính đúng, tính đủ rồi tăng một lần cho đành. "Chịu đau một lần thôi, tính đủ chi phí, giá thành, rồi đầu tư để ngành điện tốt lên, an sinh xã hội tốt lên hơn là bây giờ cứ tăng dền dứ" – ĐB Minh nói.

Tăng giá điện: `Sợ tăng cao quá, dân ngất xỉu`

Lỗ của ngành điện chủ yếu do chênh lệch tỷ giá

Trả lời, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, tăng giá điện một lần thì có thẻ được tính tới, nhưng chỉ sợ tăng một lần thì người dân chịu đau không xuể, "tăng mạnh quá, đau quá dân lại ngất xỉu luôn" – ông Huệ nói vui. Vị tổng tư lệnh Bộ Tài chính tiếp lời, nguyên tắc quản lý giá là kiên trì theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền định giá của DN, hoạch toán đủ chi phí hợp lý vào giá thành, đảm bảo DN sản xuất kinh doanh có mức lãi phù hợp.

Như trong lĩnh vực điện, nhu cầu điện cho đất nước lớn, nếu ko có giá hợp lý thì ko thu hút đầu tư trong ngoài nước. Kịch bản căng thẳng về điện, thiếu điện ko giải quyết được. Nguyên tắc về thị trường ko cho phép bù chéo, phân cấp tràn lan. Riêng nguyên tắc bù chéo thôi thì riêng giá than, bù chéo mới tính bằng 57 - 63% giá thành của than, như thế giá than bán cho điện đang thấp hơn rất nhiều giá thành thực tế tiêu thụ cho các hộ khác.

Theo kết quả kiểm toán Nhà nước, giá điện đang bao cấp khi bán cho ngành thép, xi măng. Năm 2010 giá điện bán cho thép, xi măng là 914 đồng/kwh, như vậy điện đã bao cấp chéo cho xi măng khoảng 2.547 tỷ đồng, thép là 506 tỷ đồng. "Giá điện rẻ, chưa đúng giá thành, nên mới có tình trạng nhà đầu tư nước ngoài nhập phôi thép Việt Nam rồi cán xuất ngược ra nước ngoài" – bộ trưởng Huệ bức xúc.

Trên cơ sở đó, kịch bản giá điện năm 2012 được tính toán theo giá thành sản xuất của năm 2011, các chi phí đầu vào tỷ giá lấy theo 15/9/2011, không tính phần lãi của EVN (khâu phân phối, truyền tải, bán lẻ...; tính giá than cho điện chỉ bằng 62-70% giá thành... Với tính toán này, giá điện năm 2012 sẽ vào khoảng 1.242 đồng/kwh, tăng 4,6% so với năm 2011. Giá điện này đã gồm tất cả các khoản EVN phải giảm trừ theo kết quả kiểm toán, chỉ phân bổ 1/4 lỗ của năm 2010 (tương đương 2.000 tỷ đồng), 1/3 lỗ từ tỷ giá (khoảng 5.000 tỷ đồng)...

"Như vậy năm 2012 giá điện vẫn tăng nhưng tăng ở mức kiềm chế. Giá điện bán cho hộ thu nhập nghèo, thu nhập thấp vẫn giữ như hiện nay, thấp hơn mức bình quân chung của giá thành điện", ông Huệ khẳng định.

Không thỏa mãn với câu trả lời của bộ trưởng Huệ, ĐB Lê Thị Nga hỏi lại: Vấn đề ở đây là EVN đang độc quyền 2 đầu: đầu mua sản xuất điện, đầu ra bán cho người dân. Độc quyền này là độc quyền Nhà nước. đề nghị làm rõ EVN có biểu hiện độc quyền 2 đầu (mua sx điện, bán cho người dân), độc quyền này là độc quyền NN. Bộ trưởng nói EVN thiếu vốn gay gắt, vì sao chưa thoái được vốn ngoài ngành để đầu tư ngoài ngành. Thực chất đầu tư ngoài ngành của EVN là bao nhiêu?

Ông Huệ khẳng định Chính phủ đã phải rất cân nhắc trong việc điều hành giá bán điện, bởi nếu tính đúng, tính đủ, giá điện đã lên mức rất cao.

Hoài Thu

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.