Tăng cường phòng chống dịch Covid- 19 cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi
Cán bộ y tế hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số vệ sinh phòng dịch Covid -1 9 (ảnh minh họa) |
Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền bài trừ mê tín, dị đoan, thay đổi tập tục, thói quen, nếp sống sinh hoạt, không tụ tập đông người, nhất là việc không tổ chức các lễ hội, tết cổ truyền… để thích ứng với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid- 19.
Đây là một trong những nội dung trong công văn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch Covid- 19 vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh ký ngày 25/3.
Hơn 6.000 người dân tộc thiểu số phải cách ly, cách ly tập trung
Theo Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh, ngày 14/2/2020, Ủy ban Dân tộc đã có công văn về việc báo cáo cập nhật tình hình phòng, chống, dập dịch Covid- 19 gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố.
Đến ngày 24/3, UB Dân tộc đã nhận được báo cáo của 42/54 tỉnh/thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua báo cáo của các tỉnh và nắm bắt tình hình chung của cẩ nước, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhìn chung ổn đinhj, đồng báo tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo cảu Đảng và chính sách của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của ngành y tế và các giải pháp quản lý xã hội tích cực của các địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid- 19.
Theo báo cáo chưa đầu đủ của các địa phương, đến ngày 23/3/2020 đã có 4 người dân tộc thiểu số dương tính với Covid- 19 (1 người trú tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã được điều trị khỏi bệnh; 2 người trú tại thôn Văn Lâm, xã Phước Nam huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận đang được điều trị tích cực, hiện sức khỏe ổn định, 1 người trú tại Dương Bá Trạch, phường 1, Quận 8, TP Hồ Chí Minh).
29 tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã tiến hành cách ly 13.011 người tại nhà trong đó có 3 tỉnh cách ly 709 người dân tộc thiểu số (riêng tỉnh Ninh Thuận là 700 người của thôn Văn Lâm 3 nơi có 2 bệnh nhân người Chăm cư trú); 36 tỉnh tiến hành cách ly 9.158 người tại các cơ sở, trung tâm y tế, trong đó có 5.397 người dân tộc thiểu số trên địa bàn 6 tỉnh.
23 tỉnh báo cáo về số lượng người đến từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng dịch hiện đang sinh sống tại địa phương cần giám sát y tế là 26.118 người, trong đó 5.397 người dân tộc thiểu số trên địa bàn 5 tỉnh (riêng tỉnh Ninh Thuận là 5.071 người của thôn Văn Lâm 3).
Đáng lưu ý, số lượng người dân qua biên giới lao động tại các nước láng giềng và trở về địa phương rất đông, trong đó đa số là người dân tộc thiểu số (tỉnh Lai Châu có 7,748 người dân tộc thiểu số trên tổng số 7.900 người dân lao động qua biên giới với Trung Quốc và trở về địa phương, chiếm tỷ lệ 98,07% (theo báo cáo cập nhật tình hình phòng chống Covid- 19 ngày 18/3/2020 của Sở Y tế tỉnh Lai Châu).
Tuy nhiên, một số tỉnh trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa cập nhật, thống kê đầy đủ số người dân lao động qua biên giới và trở về địa phương.
Giải pháp đồng bộ, kiên quyết hơn nữa
Theo chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, công tác phòng chống dịch đến nay đã bước sang một giai đoạn mới đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và cần có các giải pháp đồng bộ, quan trọng và kiên quyết hơn nữa.
Với tình thế “chống dịch như chống giặc”, Ủy ban Dân tộc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số phối hợp, thông tin thường xuyên một số nội dung cơ bản để Ủy ban Dân tộc (thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid- 19) tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp kịp thời, đồng bộ về việc phòng, chống dịch bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Theo đó, các tỉnh, thành phố thống kê, số người dân tộc thiểu số đi lao động phổ thông qua biên giới trở về địa phương từ tháng 1/2020 đến nay; số người đi lao động phổ thông qua biên giới trở về địa phương từ tháng 1 năm 2020 đến nay thuộc các hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, hộ neo đơn; số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số khác ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 có nguy cơ bị thiếu đói giáp hạt.
Đồng thời các tỉnh cũng tổng hợp số người dân tộc thiểu số dương tính với dịch bệnh Covid- 19 của tỉnh; số người dân tộc thiểu số đang cách ly tại các khu tập trung (F1); số người dân tộc thiểu số tự cách ly tại nhà (F2).
Các địa phương cũng đề xuất, kiến nghị của tỉnh thành phố để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, dịch bẹnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; về đời sống vật chất, tinh thần; về hỗ trợ sản xuất kinh tế, các điều kiện phòng chống dịch bệnh (nhân lực, nguồn lực, các đều kiện cơ bản về y tế…); việc học tập trong điều kiện phòng chống dịch của học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi; vấn đề khác có liên quan mang tính đặc thù của địa phương.
Ủy ban Dân tộc cũng giao Ban Dân tộc các tỉnh tình chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi về công tác phòng, chống dịch Covid- 19; phát huy vai trò người có uy tín có các giải pháp thông tin, tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Y tế, các cơ quan y tế của địa phương trong phòng, chống dịch bệnh; bài trừ mê tín, dị đoan, thay đổi tập tục, thói quen, nếp sống sinh hoạt, không tụ tập đông người, nhất là việc không tổ chức các lễ hội, tết cổ truyền, các hình thức hành lễ tôn giáo trong giai đoạn hiện nay (nếu có)… để thích ứng với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Vì sự ổn định và phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, cả nước nói chung, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Quốc gia phòng, chống Covid- 19, thay mặt Ủy ban Dân tộc, bà Hạnh mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các tỉnh thành/phố vùng dân tộc thiểu số.