Tân sinh viên học online ngay khi vào ĐH: Khó khăn song hành cơ hội!

Hiện nay, nhiều trường đại học đã bắt đầu giảng dạy học kỳ I năm học mới 2021 – 2022. Do tình hình dịch bệnh phức tạp nên sinh viên năm thứ nhất cũng học trực tuyến.

Bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến, nữ sinh Nguyễn Hà Phương - sinh viên năm thứ nhất ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Điều khiến em tiếc nhất là năm học mới nhưng chưa được đến trường mới gặp thầy cô và bạn bè.

Em chưa rõ việc học trực tuyến với sinh viên sẽ khác học trực tuyến ở bậc học phổ thông thế nào nên cũng khá lo lắng. Dù vậy em đã chuẩn bị tinh thần và các điều kiện để học trực tuyến”.

Nhiều người cho rằng đi học đại học là bước ngoặt với nhiều sinh viên bởi đa số các em phải thích nghi với môi trường học tập và sinh hoạt ở một nơi xa lạ. Vì vậy, sinh viên năm thứ nhất cần học cách tự lập và trách nhiệm hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Đặc biệt, các sinh viên phải nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, hoàn cảnh mới. Trường đại học sẽ trang bị cho sinh viên khả năng tự học, tư duy phản biện để giúp sinh viên khám phá đam mê và khuyến khích theo đuổi những mục tiêu xa hơn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo TS Lê Đình Nghị - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội thì việc học trực tuyến cũng không còn xa lạ gì với học sinh, sinh viên.

Với những sinh viên năm thứ nhất, bên cạnh những khó khăn như chưa được gặp bạn bè, thầy cô thì học trực tuyến là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng, bản lĩnh và tư duy, tiếp cận với nền khoa học tiên tiến, cùng ngành giáo dục chuyển đổi số mạnh mẽ.

"Với sinh viên năm thứ nhất học trực tuyến từ đầu năm sẽ có buổi được giảng viên hướng dẫn kỹ năng khai thác tài liệu, chủ động tìm kiếm, nghiên cứu trước bài học.

Đây là cơ hội để các sinh viên thể hiện khả năng tự giác, tự học và cũng là cơ hội để nhà trường chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động giáo dục, giúp sinh viên tự tin ứng phó trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, tạm dừng đến trường chứ không dừng việc học”, TS Lê Đình Nghị cho biết.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần học cách cân bằng cuộc sống, không nên học quá nhiều mà không có thời gian thư giãn dẫn tới stress. Năm đầu tiên chương trình học khá nhẹ nhàng nên sinh viên nên có thời gian dành cho chính mình.

Hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian vào các hoạt động giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng trong ngày hoặc tuần. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn sống theo kiểu trì hoãn.

Ở trường cấp 3 có thể các bạn sẽ hoàn thành bài tập về nhà vào phút cuối mà vẫn được điểm cao, nhưng điều đó không xảy ra ở bậc đại học, hãy tập thói quen đọc lại bài giảng và nghiên cứu tài liệu hằng ngày. Hãy tận dụng thời gian, làm việc sớm để nộp bài tập về nhà đúng hạn.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !