Tâm sự của F0 khi cả gia đình vượt qua 'cơn ác mộng' mang tên Covid-19

Chị Dương Hà - bệnh nhân Covid-19 cùng con được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã chia sẻ câu chuyện điều trị Covid-19 của gia đình chị.

Chen nhau đi xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội, cần nhìn lại bài học từ TP.HCM

Chen nhau đi xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội, cần nhìn lại bài học từ TP.HCM

Nếu không thực hiện được quy định chặt chẽ về lấy mẫu thì không nên tổ chức xét nghiệm sàng lọc tập trung. Một số điểm xét nghiệm tại TP.HCM vì chống dịch mà vi phạm quy tắc khoảng cách, là điều các địa phương cần rút kinh nghiệm.

 

Trống rỗng khi cầm kết quả

Chị Hà kể, ngày 27/5, ổ dịch liên quan đến điểm nhóm hội thánh truyền giáo Phục Hưng bùng phát. Tại TP.HCM liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm liên quan đến ổ dịch nguy hiểm này. 

Xem các thông tin trên truyền hình, gia đình chị Dương Hà không khỏi lo lắng vì trong nhà có người lớn tuổi và em bé chỉ mới 4 tháng. Những tưởng chuyện dịch bệnh ở bên ngoài cánh cửa nhà, chỉ cần đề phòng là ổn, vậy mà cơn ác mộng thật sự đã đến.

Một người từng tiếp xúc với chồng của chị Dương Hà thông báo rằng anh ta đã dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó mọi người không biết người này sinh hoạt trong điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Trưa 28/5, chồng chị Hà có triệu chứng sốt, ngay lập tức anh đến bệnh viện khai báo và xét nghiệm. Kết quả, anh dương tính với SARS-COV-2.

"Mọi thứ đến quá nhanh, quá khủng khiếp. Cả nhà chưa định hình được chuyện gì đang xảy ra, hàng ngày nghe tin tức mình cũng lo sợ, nhưng không ngờ lại rơi trúng vào nhà mình", người phụ nữ nhớ lại.

Vì gia đình có ông bà lớn tuổi, lại có bệnh nền, nên đội ngũ y tế trực tiếp đến nơi tiến hành xét nghiệm cho từng thành viên. Ai nấy đều hy vọng ông bà và bé Tỏi (4 tháng tuổi) không bị nhiễm dù nguy cơ rất cao.

Thời gian như đứng lại, cả nhà mất ngủ chờ kết quả. Nửa hy vọng nửa sợ hãi. Nỗi lo âu dày đặc trong từng mét vuông căn nhà. Chị Hà trăn trở vì Tỏi còn quá nhỏ, không biết diễn biến bệnh ra sao, ảnh hưởng thế nào đến bé, rồi sẽ điều trị thế nào... hàng tá câu hỏi bủa vây người mẹ trẻ.

Cuối cùng đã có kết quả xét nghiệm, hai mẹ con chị Hà dương tính. Người chồng gần như suy sụp, anh nghĩ mình đã ảnh hưởng đến gia đình. Chị Hà là người trực tiếp nhận kết quả, đầu óc chị trống rỗng. Vài phút sau, chị tự trấn tĩnh bản thân: "Bằng bản năng của người mẹ, tôi cố gắng bình tĩnh để có thể chăm sóc cho con".

{keywords}
Cả gia đình bước qua cơn ác mộng mang tên Covid-19

22h ngày 30/5, hai mẹ con chị Hà được đưa đến khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Em Tỏi nằm ngủ ngoan trên xe, không biết rằng chuyến đi này sẽ bắt đầu một hành trình vô vàn gian truân.

24h ngày 30/5, hai mẹ con đến nơi, được sắp xếp ở biệt lập trong phòng cách ly áp lực âm để theo dõi. Nhìn vẻ mặt có phần hốt hoảng của người mẹ trẻ, vị bác sĩ phụ trách ân cần giải thích về quá trình điều trị, cũng như an ủi hai mẹ con cùng nhau vượt qua giai đoạn cam go này.

Bé Tỏi dường như cảm nhận được sự thay đổi, em giữ chặt mẹ và khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo mẹ hạn chế ôm để tránh lây nhiễm cho con. Nhìn con, chị Hà không khỏi xót xa.

Cơn ác mộng

10 ngày đầu là giai đoạn khó khăn nhất của 2 mẹ con, khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu hoành hành. Sức khỏe mỗi lúc một yếu, nhưng chị Hà phải vững chãi để chăm sóc cho bé Tỏi. Một mình chị xoay xở đo chỉ số, dọn vệ sinh, giặt rửa, vừa lo cho bản thân vừa lo cho con nhỏ. May mắn có các y, bác sĩ luôn quan tâm giúp hai mẹ con.

Khi điều trị Covid-19, chị Hà bị giảm sữa dần, chồng thì vào phòng hồi sức, con thì máu đông đặc phải xét nghiệm. Mọi thứ như cơn ác mộng.

Chồng chị Hà rất chăm tập thể thao, những tưởng sẽ có sức đề kháng chống bệnh tật, thế nhưng virus SARS-CoV-2 quá nguy hiểm. Anh bất tỉnh và được đưa vào phòng hồi sức. Cùng lúc đó, chị Hà nhận được thông tin bố mẹ đã dương tính với SARS-COV-2. Mọi thứ cứ như cơn ác mộng.

Điều may mắn con chị Hà chỉ viêm phổi nhẹ nên được điều trị kháng sinh. Còn chị Hà sốt cao liên tục, chị nằm mê man và bắt đầu mất khứu giác, vị giác. Trước khi bệnh chuyển biến phức tạp, các bác sĩ dự định chuyển chị Hà đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, và nhờ người khác chăm sóc bé Tỏi.

Ngặt nỗi tất cả thành viên trong gia đình đang được điều trị. Các bác sĩ đành chọn phương án tiếp tục giữ chị Hà ở lại và phối hợp điều trị với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Chị tâm sự: "Lúc đó tôi mới thấy căn bệnh này nó nguy hiểm không chỉ vì nó lây lan rất nhanh, mà còn có những diễn biến bất ngờ, dù tôi và chồng đều khỏe mạnh trước đó".

Đến ngày thứ 20 ở bệnh viện, niềm động viên lớn đó là chồng chị Hà đã hồi phục sức khỏe, ông bà đã âm tính và chuẩn bị được xuất viện. Lâu lâu họ lại nhận được món quà động viên từ mọi người. Những điều yêu thương nhỏ vun đắp cho hy vọng về nhà của hai mẹ con sớm thành hiện thực.

Ngày thứ 33 ở bệnh viện, bác sĩ thông báo tin vui cho chị Hà, hai mẹ con đã âm tính. Hơn một tháng trời điều trị, cuối cùng bé Tỏi và mẹ đã được trở về nhà. Vui cho bản thân mình một, chị vui cho con tận mười. "Hạnh phúc lắm! Cứ như từ cõi chết trở về"

Nhìn lại quãng đường không ngắn cũng chẳng dài, người phụ nữ cảm thấy thật nhẹ nhõm và may mắn vì các thành viên trong gia đình đều bình phục.

Hiện tại gia đình Hà vẫn tiếp tục cách ly y tế tại nhà 14 ngày. Mọi sinh hoạt vẫn rất cẩn trọng, mọi người hạn chế tiếp xúc và luôn mang khẩu trang. Chị tâm sự: "Một lần rắn cắn mười năm sợ dây thừng. Giờ chúng tôi rất thấm thía với Covid-19, căn bệnh này thật sự rất đáng sợ, và không chừa một ai".

K.Chi 

Bác sĩ chỉ muốn 'đập' điện thoại khi bệnh nhân hỏi các câu hỏi 'sốc' về chuyện ấy

Bác sĩ chỉ muốn 'đập' điện thoại khi bệnh nhân hỏi các câu hỏi 'sốc' về chuyện ấy

Trong thời gian dịch bệnh căng thẳng, ở nhà cũng dẫn tới nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười, đặc biệt là những câu chuyện thì thầm bên gối

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !